Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loại bỏ nguy cơ hiếm muộn do bệnh quai bị: Cách gì?

Lớp trẻ (thanh thiếu niên) không thể xem thường bệnh quai bị vì bệnh có thể gây biến chứng vô sinh.

Loại bỏ nguy cơ hiếm muộn do bệnh quai bị: Cách gì?

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan theo đường hô hấp. Khi cơ thể chưa có kháng thể chống lại virut quai bị thì rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác đề phòng bệnh phát triển thành dịch.

Đặc điểm của bệnh là gì?

Bệnh quai bị do một loại virut Rubulavirus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh khởi đầu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Thời kỳ ủ bệnh khoảng vài ba tuần. Bệnh khởi phát có sốt cao đột ngột (38 - 390C) kèm theo đau đầu, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, ngủ kém, rất dễ nhầm với viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản cấp tính. Sốt cao kéo dài từ 1 - 3 ngày, tuyến nước bọt bị sưng to và sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên nhưng kích thước không đối xứng (một bên sưng to, một bên có thể nhỏ hơn).

Tuyến nước bọt sưng to có thể làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt, kèm theo nhai khó, nuốt khó. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ nhưng khi sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau. Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày sẽ giảm và tuyến nước bọt bắt đầu giảm sưng, đau. Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt do virut quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác), đây là một đặc điểm rất cần được lưu ý trong chẩn đoán bệnh quai bị.

Bệnh quai bị thường kèm theo sưng tuyến mang tai.

Ngoài viêm tuyến nước bọt, sau khoảng 5 - 7 ngày có thể viêm tinh hoàn (nam giới), buồng trứng (nữ giới). Viêm tinh hoàn do virut quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên), tỷ lệ bị viêm tinh hoàn khoảng từ 10 - 30%. Viêm tinh hoàn thường xảy ra một bên (tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn). Khi bị viêm tinh hoàn, sẽ sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt.

Tinh hoàn sưng to, đau, khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ. Ngoài ra, có thể xuất hiện viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày sẽ hết sốt. Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng và hết đau hẳn.

Điều đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là biến chứng teo tinh hoàn. Muốn biết có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn. Tỷ lệ teo tinh hoàn do virut quai bị gây ra rất thấp (khoảng 0,5%). Nếu teo tinh hoàn một bên, mọi chức năng của tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên tinh hoàn sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục, sinh sản và gây vô sinh.

Ngoài ra, một số biến chứng như viêm tụy cấp tính, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu, tuy không nhiều nhưng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh cho nên cần hết sức cảnh giác.

Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virut quai bị và lây theo đường hô hấp.

Khi nghi là bị bệnh quai bị, nên đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác, từ đây sẽ được chỉ định điều trị và có những tư vấn rất quan trọng trong đó bao gồm cho bản thân người bệnh và cả bảo vệ cho người lành có nguy cơ mắc bệnh quai bị. Đặc biệt, người có viêm tinh hoàn (nam giới) hoặc buồng trứng (nữ giới) cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, không vận động mạnh và ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

Thuốc sử dụng theo đơn của bác sĩ khám bệnh (thường là thuốc hạ nhiệt, giảm đau, thuốc chống viêm và vitamin B, C…). Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước (vì sốt làm mất nước). Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh quai bị tối thiểu 10 ngày.  Với người bệnh viêm tinh hoàn, cần mặc quần sịp giúp treo nhẹ tinh hoàn lên.

Cần làm gì để không bị bệnh quai bị tấn công?

Cần cách ly người bệnh với người lành (nhất là đối tượng có nguy cơ cao) ít nhất 10 ngày. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virut lây sang người chăm sóc, từ đó chúng lây cho người lành khác.

Đối với đối tượng có nguy cơ cao (thanh, thiếu niên, người chưa có miễn dịch chống virut quai bị), cần tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virut quai bị một cách chủ động mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

BS. Việt Thanh - Theo Dân Việt
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm