Theo thông báo đưa ra ngày 21/5/2016, các dịch bệnh này gọi chung là có “nguồn gốc từ thú” (zoonoses) gồm: Ebola, cúm gia cầm, hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng do virút (SARS), hội chứng viêm đường hô hấp xuất phát từ Trung Đông (MERS), sốt Rift Valley, virút phía Tây sông Nile (Ai Cập), virút Zika gây tật đầu nhỏ ở trẻ em.
Trong hai thập kỷ qua, thế giới đã tiêu tốn hơn 100 tỷ USD cho các dịch bệnh mới xuất hiện. Nếu các dịch bệnh này bùng phát thành đại dịch ở người, thiệt hại này sẽ lên đến vài nghìn tỷ USD.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh thái, gây ra một loạt yếu tố có thể làm trầm trọng thêm, tràn lan một loạt các bệnh mới (bệnh Zoonotic) - các nhà khoa học cảnh báo.
Viện Nghiên cứu Y học Malaysia công bố trong số 1.400 loài được biết đến của các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho con người, 61% là bệnh zoonotic. Động vật hoang dã và động vật nuôi là những loài chủ chốt gây ra bệnh Zoonotic từ những sinh vật không rõ trước đây, có thể xuất hiện trong con người. Chẳng hạn như tại Malaysia, sự kết hợp giữa yếu tố El Nino và sự phá hủy của con người gây cháy rừng, phá hủy hệ sinh thái đã khiến loài dơi và quạ mang virus paramyxo kỳ lạ. Virus Nipal gây ra bệnh viêm não mới tại Malaysia trong ba tháng đã làm 283 trường hợp mắc, 105 người chết.
Tương tự, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa & Y tế Quốc gia Austraklia cũng cho biết một số bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường trung gian mang tính chất địa lý đã gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự nóng lên trong khu vực như sốt rét ở khu vực cao nguyên Đông Phi, viêm não do ve truyền ở Thụy Điển, bệnh Lyme ở Canada, bệnh sán máng ở miền Đông Trung Quốc và Châu Âu, bệnh lưỡi xanh do virus ở Châu Âu.
Đặc biệt, các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền thành từng đợt sang người từ các nguồn động vật di cư như bệnh sốt Tây sông Nile (đã có cả ở Mỹ và Canada - chim là vật chủ), bệnh Sosots thung lũng Rift Kenya (đại gia súc), virus sông Ross Úc (chuột túi)...
Các căn bệnh sốt rét, sốt xuất huyết lan truyền do tác nhân truyền bệnh là muỗi - loài sinh vật không thể sống trong điều kiện nhiệt độ thấp như ở nhiều nước phương Tây. Bệnh dịch tả hay nhiều bệnh đường ruột khác cũng vậy, chúng lây lan từ nước uống nhiễm bẩn trong mùa mưa và hoành hành chủ yếu ở những nước đang phát triển.
Bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, những rối loạn của cơ thể do nhiệt độ tăng cao. Các loại bệnh trên ở con người đang có chiều hướng tăng cao và có mối quan hệ khá mật thiết với biến đổi khí hậu.
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Theo đó, hàng năm có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
Ngoài ra, LHQ còn đề cập các hóa chất độc hại trong cây trồng được sinh ra bởi sự biến đổi khí hậu. Thông thường các loại cây sẽ chuyển đổi nitrate thành các axit amin và protein. Tuy nhiên, quá trình hạn hán lại làm chậm quá trình chuyển đổi này. Nitrate tích lũy trong thực vật trở nên độc hại với chính thực vật đó và các động vật ăn phải chúng. Cũng theo LHQ, trên thế giới hiện nay có 80 loài thực vật được biết đến là gây ngộ độc do tích lũy nitrate như lúa mì, lúa mạch, ngô, kê, lúa miến, đậu nành và nhiều loại cây nhạy cảm khác.
Một số độc tố khác có liên quan đến việc biến đổi khí hậu là hydrogen cyanide hoặc axit prussic có thể tích tụ trong các cây như sắn, hạt lanh, ngô và lúa miến.
Nấm cũng là một loại thực phẩm tích tụ độc tố có thể gây hại đến sức khỏe của người và động vật, ngay cả khi nồng độ độc tố rất nhỏ mycotoxins. Chất độc này từ nấm có thể lây lan ra các loại cây trồng khác như cà phê, đậu phộng, ngô, hạt có dầu, lúa miến, cây lấy hạt và lúa mì. Ngoài ra, một số loại nấm chứa chất độc Aflatoxin làm cho thai nhi còi cọc. Đây là một trong những vấn đề đang nổi cộm trong trồng trọt.
Báo cáo của Cơ quan Môi trường LHQ báo động tình trạng rác thải tràn lan và sự nóng lên toàn cầu chính là hai lý do chính ảnh hưởng tới “mối quan hệ quan trọng giữa môi trường lành mạnh và sức khỏe con người”.
Trong thế kỷ 20, toàn thế giới đã chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh vật và chất lượng của các hệ sinh thái. Trái ngược lại là sự gia tăng đột biến về dân số và lượng vật nuôi trên Trái đất.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..
Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.
Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:
Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?
Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Có những trái cây ăn giúp bạn giảm béo, giảm lượng mỡ dư thừa trong máu, nhưng lại có nhiều loại trái cây sẽ phá hỏng chế độ giảm cân của bạn.
Lâu nay, hình dáng đồng hồ cát được đánh giá cao nhất ở phụ nữ bởi ‘tiêu chuẩn cơ thể lý tưởng’. Các số đo của thân hình đồng hồ cát thường là 90-60-90.
Cơ thể chúng ta cần canxi để duy trì xương chắc khỏe và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Đặc biệt, phụ nữ mang thai càng cần canxi, vì nếu thiếu loại khoáng chất này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ với sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé.