Theo báo cáo của WHO 2018, khoảng 237 triệu đàn ông và 46 triệu phụ nữ trên thế giới gặp các rối loạn sức khỏe do rượu bia. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người tử vong vì bia rượu và con số này đang có xu hướng tăng nhanh, trẻ hóa mất kiểm soát.
Ngoài chấn thương, tim mạch, bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần thì đột tử cũng chiếm phần không nhỏ các ca tử vong do rượu bia. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên làm 5 điều dưới đây sau khi uống rượu:
1. Đi tắm
Không ít người có thói quen đi tắm sau khi uống rượu bia với suy nghĩ hành vi này giúp nhanh tỉnh rượu, bớt mệt mỏi, thư giãn và dễ ngủ hơn. Thực chất, việc này có thể dẫn đến tử vong, dù là tắm với nước nóng, nước lạnh hay tắm hơi.
Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu, không phát hiện kịp có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Còn với nước lạnh, không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu. Cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.
Hơn nữa, tắm ngay sau khi uống rượu sẽ khiến huyết áp tăng hoặc giảm bất thường, rất nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân cao huyết áp, hành vi này có nguy cơ đột tử rất cao. Vì vậy, dù uống ít hay nhiều, hãy nhớ để cơ thể nghỉ ngơi ít nhất 2 đến 3 tiếng rồi mới tắm.
2. Cố nôn mửa
Cảm giác dạ dày, ruột khó chịu là chuyện dễ gặp sau khi uống nhiều bia rượu, vì thế mà nhiều người rất muốn nôn ra để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc cố tự nôn ra rất nguy hiểm, 1 số trường hợp có thể gây tử vong.
Nôn mửa bất chợt có thể dễ gây ngạt thở, đặc biệt là khi nhận thức của bạn không được tỉnh táo do quá say. Không chỉ thế, nôn nhiều có thể gây ra tình trạng trào ngược thức ăn, dễ gây viêm tụy cấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3. Tập thể dục
Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, phối hợp vận động, sự cân bằng, cùng các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch. Nếu vận động gắng sức sau khi uống rượu bia khiến nhịp tim sẽ tăng lên, hệ tim mạch giãn ra, động mạch vành bị căng. Kết quả là dễ gây co thắt động mạch vành, sau đó là nhồi máu cơ tim cấp, đột tử.
Ngoài ra, rượu bia cũng làm cơ thể mất nước, nếu tập thể dục sẽ khiến tình trạng này tồi tệ hơn, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như suy nhược, chuột rút, rối loạn nhịp tim, ngất.
Tốt nhất là chờ cho cơ thể hồi phục sau 1 đêm hoặc vẫn muốn tập thể dục, thể thao thì hãy chờ ít nhất 2 tiếng và chọn các bài vận động nhẹ nhàng.
4. Uống trà, cà phê, đồ có ga
Các chuyên gia giải thích, sau khi uống rượu cơ thể sẽ bị mất nước, do vậy không nên uống đồ có ga làm tăng kích thích tim, não và càng mất nước. Nó cũng làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến gan và gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Trà và cà phê là thức uống có thành phần gây kích thích hệ thần kinh giúp tỉnh táo và minh mẫn. Tuy nhiên nếu dùng rượu và cà phê sau đó sẽ khiến tim có nguy cơ đập nhanh do chất cồn kết hợp với caffeine và nguy hại cho não, dễ gây đột tử.
Ngoài ra, dù trà có tác dụng giải rượu nhưng nguy cơ lại gây hại cho tim mạch do và có thể dẫn đến thừa acid uric gây sỏi thận, nên hãy hạn chế uống.
5. Đắp chăn điện đi ngủ
Khi uống rượu quá mức, cơ thể rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sự mất nhiệt, có thể gây ớn lạnh. Lúc này cơ thể cần được ấm áp, nhưng không nên đắp chăn điện, đặc biệt là người mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
Bởi vì sau khi uống rượu, mạch máu giãn ra, nhịp tim và sự trao đổi chất sẽ tăng tốc, huyết áp cao, có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các bệnh khác.
Nếu cảm thấy lạnh, bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc chăn bông ấm, uống một ít nước ấm nhưng không được quá nóng để tránh bị sốc nhiệt.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Uống nhiều rượu bia ở tuổi trung niên làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh