Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu tập ăn dặm, nhu cầu dinh dưỡng một ngày cần khoảng 500ml sữa mẹ và 2 bữa bột.

Tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn các bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi trong một ngày cần khoảng 500ml sữa mẹ và hai bữa bột, mỗi bữa khoảng 5g gại/100ml, 10g thịt, 10g dầu mỡ, rau xanh, hoa quả chín.

Hai bữa bột của trẻ cần được xen kẽ với sữa mẹ, thời gian nên cách xa nhau một chút, có thể một bữa bố trí cho ăn vào khoảng 9-10 giờ sáng, bữa còn lại ăn vào khoảng 4-5 giờ chiều, từ 8 giờ tối trở đi không nên cho bé ăn thức ăn gì ngoài sữa mẹ.

Nếu mẹ phải đi làm, có thể vắt sữa bảo quản trong tủ lạnh, khi cho bé ăn hâm lại cho nóng. Lúc này, không chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé, mà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chính mình, hạn chế chất béo ngọt từ bánh kẹo, các loại hoa quả có tính nóng như nhãn, đào… để đảm bảo chất lượng sữa được tốt nhất.

Sau 6 tháng, cân nặng trung bình bé tăng 200-300gr mỗi tháng.

Trong giai đoạn cho trẻ tập ăn dặm, bố mẹ cần cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.

- Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.

- Trong tuần thứ nhất: Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.

- Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.

Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng vẫn là sữa.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi:

1. Bột bí xanh: Bí xanh luộc chín xay nhuyễn múc ra bát để riêng. Lấy nước luộc bí quấy 2 thìa cà phê bột đến khi bột chín thì trộn bí và thêm 1 thìa dầu ăn thêm chút gia vị nếu cần.

2. Khoai lang trộn sữa: Khoai lang thái khoanh mỏng, quay chín trong lò vi sóng. Sữa công thức pha đúng tỉ lệ (khoảng 60ml), trộn với khoai đã nghiền.

3. Bột sữa bí đỏ: Bí đỏ sau khi hấp chín tán nhuyễn với 1/3 chén nước, bột gạo hòa với 2/3 chén nước còn lại, đun sôi hỗn hợp bột gạo và bí đỏ (khuấy đều tay để bột không bị vón cục), bột chín cho dầu ăn vào nhấc xuống, từ từ cho lượng bột sữa vào, cho đến đâu khuấy đều đến đấy, chờ nguội cho bé ăn.

4. Bột khoai tây trứng: Khoai tây, trứng gà luộc chín (chỉ lấy lòng đỏ). Xay nhuyễn khoai tây và lòng đỏ trứng. Lấy nước ninh xương quấy 2 thìa bột. Cho bé ăn bột cùng khoai trứng nghiền.

Thông tin thêm trong bài viết: Trẻ suy dinh dưỡng khác còi xương như thế nào?

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm