Hiện tượng này nếu kéo dài gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch.
Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng Cholesterol trong máu, tăng Triglycerid máu, tăng LDL-Cholesterol hoặc giảm HDL-Cholesterol máu. Hiện tượng này nếu kéo dài gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch. Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid không có một biểu hiện bất thường nào, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu và xơ vữa động mạch cũng xảy ra một cách từ từ.
Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…
Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng, chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, quá nhiều thức ăn chứa nhiều Cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần…),chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì), uống nhiều rượu, hút thuốc lá… Một số trường hợp có thể do di truyền, hoặc thứ phát sau một số bệnh như hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan mật…
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng
Trong điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid máu, để giúp giảm Cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành chế đọ ăn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì, một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định chỉ bằng chế độ ăn giảm cân.
Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần ăn của bệnh nhân cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI.
Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng để đạt hiệu quả giảm cân cũng như duy trì cân nặng sau khi đạt BMI ở mức bình thường.
– Giảm lượng chất béo (lipid) tùy theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Hạn chế không nên dùng các chất béo chứa nhiều acid béo no (mỡ, bơ, nước luộc thịt), tăng cường các acid béokhông no như dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như: vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều acid béo không no.
– Giảm lượng cholesterol ăn vào bằng cách không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: mỡ, da, phủ tạng động vật, óc, lòng đỏ trứng, hải sản nhất là gạch cua, gạch tôm…
– Tăng lượng đạm (protein) bằng cách ăn thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương… vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglycerid. Hạn chế đạm giàu mỡ như thịt ba rọi, thịt chân giò… Lượng protein nên chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.
– Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Các loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm khoảng 55 – 60% năng lượng khẩu phần. Nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ, để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 g/ngày.
– Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại như thức ăn giàu vitamin E: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc; thức ăn giàu beta-caroten: Cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cải soong…; thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp…
– Khẩu phần ăn hàng ngày nên chia làm nhiều bữa, ít nhất 5 bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau ít nhất 3 giờ và cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính, nhưng giảm tối đa lượng chất béo, tăng rau và trái cây ít ngọt.
Vận động hợp lý
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Tập thể dục có thể giúp làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C. Tập thể dục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Cuối cùng, nếu việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không làm giảm lượng cholesterol máu thì bạn phải đi khám bác sỹ để được hướng dẫn dùng thuốc hạ cholesterol máu. Cũng như không nên chủ quan bỏ qua việc thăm khám theo dõi định kỳ, vì bệnh này hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm máu và điều chỉnh bằng chế độ ăn, chế độ vận động hoặc phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.