Bình thường trên da chúng ta có nhiều loại vi khuẩn ký sinh nhưng không gây bệnh, trong đó có tụ cầu và liên cầu. Vi khuẩn thường tập trung nhiều ở vùng nhiều lông, thường tích tụ mồ hôi như nách, bẹn, các nếp kẽ, lỗ chân lông. Khi có điều kiện thuận lợi như ra nhiều mồ hôi do tập luyện, đi lại, cơ thể suy yếu, vệ sinh kém…sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh và gây bệnh.
Bệnh viêm da mủ được chia thành hai loại là viêm da mủ do tụ cầu và liên cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy viêm da mủ do tụ cầu thường gặp nhiều nhất với các loại bệnh sau: Viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu, đinh râu, nhọt ổ gà.
Bệnh viêm da mủ do liên cầu thường gặp như: chốc lở, chốc mép, hăm kẽ.
Tùy vào từng thể bệnh mà có cách điều trị viêm da mủ phù hợp. Người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên môn để được bác sĩ tư vấn và thăm khám, chữa trị triệt để.
Hiện nay, để phòng bệnh viêm da mủ cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh.
Nên tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch, nhất là vào mùa hè nên tắm rửa nhiều lần để tránh vi khuẩn khu trú trên da.
Lựa chọn loại xà phòng tắm, dầu gội phù hợp với làn da của bạn, đặc biệt là trẻ nhỏ hay mắc các bệnh viêm da mủ như chốc lở, hăm kẽ…cần dùng đúng loại sữa tắm phù hợp, tránh kích ứng da trẻ.
Tránh kỳ cọ, chà xát mạnh vào da khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, sinh trưởng và phát triển gây bệnh.
Ngoài ra, để phòng tránh viêm da mủ cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Hạn chế ăn ngọt như nước đường, bánh kẹo… Tránh uống nhiều rượu, bia.
Áp dụng lối sống phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm da mủ vào mùa hè nóng nực.
Khi bị viêm da mủ, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên môn để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng. Tùy từng dạng viêm da mủ mà bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp. Đặc biệt, người bệnh không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá… và không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ.
Phòng bệnh viêm da mủ không khó. Chúng ta cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, chăm sóc da phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ngoài da.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.