Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ

Luôn để trẻ sơ sinh ngủ trong tư thế nằm ngửa để giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Đối với những người mới làm bố mẹ, dường như có quá nhiều thông tin và lời khuyên cần phải nhớ để giúp con khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc. Nhưng nếu có một lời khuyên nhất định mà bạn cần phải luôn làm theo, thì đó chính là luôn để trẻ nằm trong tư thế ngửa khi ngủ.

Vì sao vậy? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tư thế ngủ của trẻ sơ sinh và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), và nguy cơ sẽ giảm đáng kể nếu đặt em trẻ ngủ ngửa.

Vì sao nằm ngửa lại an toàn hơn cho trẻ?

Tuy chưa có lý do chính xác giải thích vì sao trẻ ngủ nằm ngửa lại an toàn hơn nằm sấp, nhưng có một vài giả thiết được đưa ra:

Mức oxy:

Tư thế nằm sấp khiến mặt trẻ gần với tấm trải trường, làm trẻ hít lại luồng khí vừa thở ra, có thể dẫn đến giảm nồng độ oxy.

Để tránh nghẹt thở:

Một khả năng khác là trẻ có thể bị ngạt thở nếu nằm sấp trên một chiếc đệm quá mềm.

Vi khuẩn trên nệm:

Khi trẻ úp mặt vào đệm, vi khuẩn trên đệm có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động thở của trẻ.

Mặc dù chứng đột tử (SIDS) vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng số liệu thống kê cho thấy, vào đầu những năm 1990, các trường hợp SIDS đã giảm đáng kể từ khi các bác sĩ bắt đầu khuyến cáo trẻ nên ngủ ở tư thế nằm ngửa.

Có phải tất cả trẻ đều nên ngủ ngửa?

Luôn để em trẻ nằm ngửa, trừ khi bác sĩ đã tư vấn cho bạn làm điều ngược lại. Trong một số trường hợp hiếm, trẻ có thể bị một tình trạng cần phải ngủ ở một tư thế nhất định.

Nếu trẻ bị trớ khi nằm ngửa thì sao?

Đôi khi bố mẹ lo lắng rằng khi trẻ nằm ngửa sẽ gặp nguy hiểm nếu bị nôn trớ. Nhưng đừng lo vì trẻ có thể quay đầu nếu bị nôn trớ. Tư thế ngủ ngửa rất an toàn cho trẻ.

Trẻ có thể ngủ trong tư thế nằm nghiêng không?

Tất cả các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tư thế an toàn nhất khi ngủ là cho trẻ nằm ngửa. Khi nằm nghiêng, trẻ dễ lật người sang tư thế nằm sấp, khiến tăng nguy cơ SIDS đáng kể.

Vậy còn thỉnh thoảng nằm nghiêng thì sao?

Thói quen rất quan trọng khi nhắc đến sự an toàn trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ thỉnh thoảng được đặt nằm sấp cũng có nguy cơ mắc SIDS cao hơn. Do đó hãy đặt trẻ nằm ngửa cho mọi lúc ngủ - ngay cả những lúc ngủ ngắn vào ban ngày.

Điều gì xảy ra nếu trẻ trở mình nằm sấp?

Khi trẻ đã đủ lớn để có thể tự lẫy thì đừng quá lo lắng, vì ở giai đoạn này, nguy cơ SIDS vốn đã thấp hơn đáng kể rồi. Tốt nhất vẫn là cho trẻ nằm ngửa trên giường, nhưng đừng lo lắng nếu trẻ tự trở mình.

Giấc ngủ và sự phát triển của xương sọ

Nằm ngửa có thể khiến xương sọ của trẻ tạm thời phát triển không theo hình dạng bình thường, được gọi là hội chứng đầu phẳng (Plagiocephaly). Để tránh tình trạng này, bạn có thể đặt trẻ nằm sấp khi thức, để trẻ có thể chơi và khám phá. Đây cũng là một cách tốt để rèn luyện cơ bụng, lưng và cổ của trẻ.

Làm thế nào để trẻ được an toàn khi ngủ?

Để đảm bảo trẻ được an toàn nhất có thể khi ngủ, hãy tham khảo những lời khuyên sau:

  • Sử dụng một chiếc cũi đã được chứng nhận đầy đủ về độ an toàn. Tuy nhiên, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Hãy chắc chắn rằng cũi đã được lắp ráp đúng cách, để trẻ không bị ngã hoặc bị vướng vào chăn ga (không nên để gối hay đồ chơi trong cũi), để cũi tránh xa các đồ vật treo như rèm cửa để trẻ không bị vướng.
  • Nên đặt cũi trong phòng của bố mẹ, vì nghiên cứu cho thấy 75% trường hợp tử vong do SIDS vào ban ngày xảy ra khi trẻ ở khác phòng với bố mẹ và 36% trường hợp tử vong do SIDS vào ban đêm đã có thể được ngăn chặn nếu trẻ ở chung phòng với bố mẹ.
  • Nếu việc ngủ chung được thực hiện một cách an toàn theo các hướng dẫn được khuyến nghị, thì nguy cơ SIDS là không đáng kể. Tuy nhiên, hãy làm theo các hướng dẫn nếu bố mẹ hút thuốc hoặc sử dụng chất gây nghiện hoặc say rượu bia.
  • Trẻ sơ sinh nên ngủ ngửa, để đảm bảo chúng không thể trở mình nằm sấp và sau đó tự vùi mình trong chăn, hoặc hít vào bất kỳ chất nôn nào mà trẻ có thể đã trớ ra.
  • Khi đặt trẻ vào cũi, hãy tuân theo quy tắc 'chân đến chân'. Khi bàn chân của trẻ chạm đến thành cũi, bé sẽ không thể ngọ nguậy và dịch dần xuống được hơn nữa và sẽ không bị chăn trùm lên. Chăn cũng nên được cài dưới tay để tránh chùm lên mặt trẻ.
  • Nhiệt độ phòng lý tưởng là từ 16 đến 20 độ C. Trẻ nên mặc đồ ngủ và được đắp thêm chăn phù hợp. Không nên đội mũ hoặc đeo găng tay cho trẻ khi ngủ. Nếu phòng quá nóng, hãy bỏ bớt chăn và quần áo của trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư thế ngủ tốt nhất cho các vấn đề sức khỏe

 

BS. Nguyễn Hà Nhi - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Netdoctor
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm