Tự kỷ không phải là bệnh - Tự kỷ là một hội chứng
Có một sự thật rằng chứng tự kỷ đang ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan tâm để có thể nhận biết và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Dấu hiệu để nhận biết chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ là gì?
Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Do được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng nên tình trạng này hiện nay được gọi với cái tên 'Rối loạn phổ tự kỷ' (Autism Spectrum Disorder – ASD).
Tự kỷ bao gồm rất nhiều triệu chứng, hành vi và mức độ suy giảm, từ việc chỉ là một số khuyết tật gây ra những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày cho đến các biểu hiện suy nhược nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp, đây thường được coi là biểu hiện rõ ràng nhất. Chúng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không thể hiểu được những gì người đối diện đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào. Điều này khiến chúng rất khó trong việc diễn tả bằng lời nói, cử chỉ hay biểu cảm bằng khuôn mặt.
Có những đứa trẻ tự kỷ nhưng lại rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, đây cũng được coi là một trong những biểu hiện của tự kỷ. Những đứa trẻ này sẽ gặp rất nhiều rắc rối, thậm chí là đau đớn bởi chúng có cảm giác rất mạnh mẽ với các động chạm, mùi vị, âm thanh hay hình ảnh rất đỗi thông thường.
Trẻ em bị tự kỷ thường có những hành vi, chuyển động lặp đi lặp lại như lắc lư người, bước đi hay vỗ tay. Chúng có thể có một số hành vi bất thường với người khác hay với đồ vật xung quanh, thậm chí là những cơn giận dữ hay tự gây thương tích. Đôi khi trẻ bị tự kỷ sẽ không chú ý hay để ý đến người, đồ vật hay những chuyển động trong môi trường xung quanh.
Một số trẻ mắc tình trạng tự kỷ có thể bi co giật. Trong vài trường hợp, hiện tượng co giật sẽ không xảy ra cho đến tuổi vị thành niên.
Bên cạnh đó, có những trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết về nhận thức, tất nhiên là chỉ đến một mức độ nào đó. Trái ngược với tình trạng suy giảm nhận thức thông thường với biểu hiện rõ rệt là tư duy chậm trễ trong mọi lĩnh vực, trẻ mắc tự kỷ chỉ có biểu hiện là phát triển nhận thức không đồng đều ở các vấn đề khác nhau chứ không phải là hạn chế nhận thức toàn bộ.
Chúng có thể gặp khó khăn với một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là giao tiếp xã hội nhưng chúng lại có thể phát triển một cách bất thường các kỹ năng khác như hội họa, sáng tác âm nhạc, toán học hay ghi nhớ. Vì thế mà một số trẻ tự kỷ thường đạt được kết quả khá cao, trung bình hoặc thậm chí là trên mức trung bình, trong các thử nghiệm về trí tuệ phi ngôn ngữ.
Tuy nhiên, hiện nay, y học đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ mắc tự kỷ nhưng việc gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội không xuất hiện cho đến khi yêu cầu của môi trường sống vượt quá khả năng của các em.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ?
Kết luận ban đầu của hầu hết các nghiên cứu cho thấy tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển bẩm sinh. Điều này có nghĩa là, từ khi sinh ra, trẻ đã có những biểu hiện của hội chứng này, hoặc trẻ có tiềm ẩn chứng tự kỷ từ bên trong, đến độ tuổi nào đó (thường từ 2-3 tuổi) mới bắt đầu biểu hiện ra. Nhưng nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến tự kỷ đến thời điểm hiện tại vẫn là một dấu hỏi lớn đối với nền khoa học y tế.
Tuy nhiên, có thể do những nhân tố tác động làm gia tăng mức độ tự kỷ ở trẻ dưới đây:
- Sinh con ở độ tuổi cao sẽ làm gia tăng triệu chứng tự kỷ của con cái.
- Phụ nữ khi mang thai tiếp xúc với một số loại hóa chất, thuốc (chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm).
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì hay tiểu đường.
Điều trị chứng tự kỷ
Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Hiện nay, chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.
Hội chứng tự kỷ dễ bị nhầm với tình trạng chậm nói, chậm phát triển hay một số bệnh khác như khuyết tật thính giác, hội chứng mất ngôn ngữ dạng động kinh… Do đó, để xác định chính xác trẻ có bị tự kỷ không, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám và tư vấn các bác sĩ chuyên ngành, không nên tự mình đưa ra kết luận vội vàng.
Ngày 2/4 được Liên hợp quốc chọn là 'Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ' với mục đích
khuyến cáo các quốc gia tăng cường quan tâm đến hội chứng này.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.