Trời rét cắt da cắt thịt, đối tượng này dễ mắc đột quỵ
Ths.BS Trần Đình Thắng, khoa Cấp cứu đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, người già vốn rất nhạy cảm với thời tiết, phần lớn đã có sẵn bệnh nền, cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, nên khi nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ không thể thích nghi kịp, dẫn đến nhiễm lạnh và gây bệnh. Đặc biệt, những người có sẵn bệnh huyết áp sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, trong mấy ngày giá rét vừa qua, Trung tâm hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận nhiều người già đến khám và điều trị các bệnh như: hô hấp, tim mạch, huyết áp, đột quỵ, tai biến... trong đó, chủ yếu là bệnh hô hấp.
Trong 3 ngày 29 – 31/1/2018, tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân cấp cứu, khám và nhập viện tăng, phải nằm ghép 2 – 3 người/giường.
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận khoảng 12-15 bệnh nhân là người cao tuổi đến cấp cứu và nhập viện.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong thời tiết rét đậm, người già không nên ra ngoài vào buổi tối, nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì nên đi sử dụng phương tiện như ô tô, taxi để không bị lạnh, gió lùa.
Đặc biệt, không đi tập thể dục sáng sớm trong những ngày giá rét sẽ dễ nhiễm lạnh rất nguy hiểm. Với những người già yếu đang được chăm sóc tại nhà, nếu hay đi tiểu đêm phải bố trí đi vệ sinh tại phòng, không nên dậy và đi ra khỏi phòng.
Theo Ths.BS Trần Đình Thắng, trời rét quá, người nhà có thể gọi nhân viên y tế tới nhà để thăm khám nếu người già có các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe, tránh phải đi ra ngoài. Chỉ khi có biểu hiện nặng, không thể xử lý tại nhà mới nên đưa đến bệnh viện. Chế độ chăm sóc cũng cần chú ý phải đảm bảo thức ăn, đồ uống ấm; với những người bị bệnh mãn tính phải uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ định.
Bên cạnh đó, tất cả mọi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng ở cả lượng và chất. Người dân nên ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cảnh báo, trời rét đậm rét hại, người già dễ mắc viêm phổi, cảm lạnh, cúm; trong khi đó các bệnh mạn tính như hen suyễn, thấp khớp, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp... cũng tiến triển nặng, đặc biệt là tăng huyết áp, dễ gây đột quỵ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), trong điều kiện thời tiết lạnh rét mùa đông tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm; không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas. Bởi khi ấy, khí oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại hoặc CO2 sẽ ngày càng tăng khiến những người trong phòng kín nhanh chóng rơi vào hôn mê.
Khi có người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc.
Ngay sau đó, gia đình cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến BV cấp cứu và điều trị kịp thời. Trong quá trình đưa đến cơ sở y tế, nếu nạn nhân thở yếu, bất tỉnh thì phải tiến hành hà hơi thổi ngạt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quy tắc FAST và 23 dấu hiệu dự báo đột quỵ
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.