Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khứu giác

Bạn có biết rằng giảm khứu giác hoặc mất khứu giác có thể là hậu quả của cơn đột quỵ? Một nhóm người sống sót sau khi bị đột quỵ đã được kiểm tra về độ nhạy cảm mùi cho thấy họ khó phát hiện mùi hơn so với những người cùng độ tuổi không bị đột quỵ. Người ta ước tính có khoảng 45% số người sống sót sau đột quỵ cảm thấy giảm khứu giác.

Tại sao đột quỵ ảnh hưởng đến khứu giác?

Mất khứu giác không phải là loại khuyết tật nhiều người nghĩ đến khi nói về bệnh đột quỵ. Nói chung, các tổn thương khác nghiêm trọng hơn sẽ được nhiều người nghĩ đến khi nhắc đến đột quỵ, chẳng hạn như yếu tay/chân hoặc mất thị lực. Mọi người thường không hoảng sợ khi họ nhận thấy rằng họ không thể ngửi được như bình thường. Tuy nhiên, các vùng não chịu trách nhiệm cảm nhận mùi cũng có thể bị tổn thương do đột qụy. Trong thực tế, đôi khi, một cơn đột quỵ nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác.

Mất khứu giác ảnh hưởng như thế nào?

Mất khứu giác sau khi đột quỵ có thể có tác động khá lớn. Khứu giác đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Quan trọng nhất, khứu giác giúp chúng ta nhận biết được các điều kiện không an toàn trong môi trường, chẳng hạn như rò rỉ khí gas, hóa chất trong môi trường xung quanh hoặc khói và lửa, cho phép chúng ta thoát khỏi nguy hiểm ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy mầm mống của mối đe dọa.

Và, thực phẩm hư hỏng có thể gây ra mùi hôi khiến chúng ta sẽ không ăn và do đó tránh được tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, mặc dù việc mất khứu giác sau đột quỵ không phải là tình trạng cấp cứu và cũng không phải là hậu quả nặng nề nhất của đột quỵ, nhưng lại là vấn đề mà cả bác sỹ và người bệnh nên chú ý tới.

Bởi vì mùi cũng là một yếu tố quan trọng để làm tăng hoặc giảm vị giác nên khứu giác cũng là một giác quan giúp chúng ta thưởng thức thức ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, một người sống sót sau đột quỵ có thể giảm cảm giác thèm ăn và không thể ăn nhiều như trước khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, đối với một số người sống sót sau đột quỵ liên quan đến hạ đường huyết hoặc mất máu, giảm khứu giác và vị giác có thể không dẫn đến giảm ăn uống, thay vào đó có thể làm cho họ ăn nhiều hơn!

Mỗi người phản ứng lại với tình trạng giảm khứu giác theo các cách khác nhau. Một số bệnh nhân đột quỵ sử dụng muối hoặc cho gia vị nhiều hơn vào thực phẩm của họ, trong khi một số khác chỉ phàn nàn rằng thực phẩm có vị rất tệ. Trên thực tế, một trong những hậu quả của thay đổi khứu giác sau đột quỵ là một triệu chứng gọi là chứng loạn vị giác. Loạn vị giác là một tình trạng gây khó chịu đối với một số bệnh nhân đột qụy.

Mất khứu giác có phải là dấu hiệu của đột quỵ?

Sự giảm hoặc mất khứu giác không phải là dấu hiệu đột quỵ. Khi mạch máu bị gián đoạn, gây tổn thương não, làm thay đổi khứu giác, cũng sẽ thường gây ra các triệu chứng đột quỵ khác.

Vì vậy, không cần phải hoảng sợ nếu bạn hoặc người thân yêu bị giảm khứu giác. Nhưng hãy đi khám bác sĩ về vấn đề này bởi vì một số loại thuốc và một số bệnh nhất định có thể làm giảm khứu giác của bạn và bạn sẽ cần được đánh giá để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Các cách tăng cường khứu giác của bạn

Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm