Suy giảm khứu giác, mũi ngửi kém có thể cảnh báo Parkinson
Nếu bị suy giảm khứu giác, hãy cẩn thận nguy cơ bệnh Parkinson!
Trong nghiên cứu được xuất bản trên trang Neurology, các nhà khoa học đã đưa ra một bài kiểm tra khứu giác giúp chẩn đoán sớm bệnh Parkinson. Theo đó, mối liên quan giữa tình trạng suy giảm khứu giác và bệnh Parkinson có xu hướng gia tăng ở nam giới, dù chưa rõ lý do tại sao.
Honglei Chen, tác giả nghiên cứu cho biết: “Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kiểm tra khứu giác có thể giúp dự đoán bệnh Parkinson sớm từ 4 - 5 năm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu này có thể chỉ ra nguy cơ sớm hơn tới 10 năm”.
Kiểm tra khứu giác có thể chẩn đoán sớm bệnh Parkinson
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2.462 người có độ tuổi trung bình là 75. Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra khứu giác. Họ phải xác định một số mùi hương quen thuộc như mùi chanh, xăng dầu, hành tây, quế… Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi trong vòng 10 năm tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người bị suy giảm khứu giác có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn hẳn những người có khứu giác tốt và bình thường. Kết quả này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hút thuốc lá, thói quen uống cà phê hay các chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu.
Theo Quỹ Bệnh Parkinson Quốc gia (Mỹ), Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh chưa có thuốc chữa, nguyên nhân chính xác gây bệnh cũng chưa được làm rõ.
Hiện chưa có xét nghiệm chẩn đoán chính xác căn bệnh này, các bác sỹ chỉ dựa vào các triệu chứng bệnh Parkinson như tình trạng run tay chân, mặt, hàm răng; Cứng cơ bắp; Chuyển động chậm; Khả năng giữ thăng bằng và khả năng phối hợp kém… để chẩn đoán bệnh. Chính vì vậy, người bệnh thường chỉ được chẩn đoán bệnh Parkinson khi các tổn thương thần kinh đã diễn ra được vài năm. Đây cũng là lý do việc điều trị bệnh Parkinson còn gặp nhiều khó khăn.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh không phải tất cả những người bị suy giảm khứu giác đều phát triển bệnh Parkinson. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn là khá cao và có thể chỉ ra những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục làm rõ mối liên kết này, hy vọng tìm ra một phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson chính xác, hiệu quả hơn.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.