Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng quá liều vitamin ở trẻ em

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc triệu chứng sử dụng vitamin quá liều ở trẻ em.

Vitamin tổng hợp dành cho trẻ em

Trẻ em cần ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Trẻ em khỏe mạnh có chế độ ăn đa dạng không khuyến nghị dùng thêm vitamin tổng hợp. Chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm là tốt nhất.

Trẻ em không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống hoặc một số trẻ cần tuần thủ yêu cầu y tế thì việc cung cấp chất dinh dưỡng đơn hoặc bổ sung vitamin tổng hợp là hữu ích. Hầu hết các loại vitamin tổng hợp đều an toàn nếu dùng với liều lượng khuyến cáo, nếu quá liều sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho trẻ nhỏ.

Theo Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 4600 trẻ em được điều trị tại phòng cấp cứu mỗi năm do bổ sung quá liều vitamin. Điều này xảy ra do uống quá nhiều vitamin tổng hợp dành cho trẻ em hoặc do quá liều từ việc ăn các chất bổ sung dành cho người lớn mà trẻ hay bị nhầm lẫn là kẹo. Bởi vì trẻ em chưa phát triển đầy đủ, phản ứng sẽ khác với người lớn đối với một số vitamin nhất định và độc tính có thể nghiêm trọng.

Nguy cơ ở trẻ em

Nhiều chất bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ em được bán dưới dạng viên nhai hoặc kẹo cao su, một dạng tiện lợi mà trẻ có thể dùng do khó khăn trong việc nuốt thuốc.

Các chất bổ sung không kê đơn cho trẻ em nói chung là an toàn khi dùng theo đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu các chất bổ sung không được để xa tầm tay của trẻ thì trẻ có thể bị cám dỗ bởi những thứ có hương vị ngọt ngào, nhiều màu sắc, nhai được và sau đó ăn một lượng đủ để dẫn đến ngộ độc vitamin, tình trạng này được gọi là quá liều vitamin. Triệu chứng nhẹ ban đầu của việc tiêu thụ quá nhiều vitamin bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Nhức đầu
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng.

Nhiều khoáng chất trong các chất bổ sung, cho dù được pha chế cho trẻ em hoặc người lớn, có thể gây độc hại với số lượng lớn, nhưng nghiêm trọng nhất là sắt hoặc canxi.

Quá liều sắt ở trẻ em

Tiêu thụ viên sắt dành cho người lớn là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc ở trẻ nhỏ, vì vậy quan trọng nhất là phải đảm bảo giữ các chất bổ sung và thuốc có chứa sắt ngoài tầm với của trẻ em.

Hầu hết, trường hợp uống sắt quá liều ở trẻ em xảy ra do vô tình nuốt phải vitamin trước sinh hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt (II) sulfat. Bởi vì nhiều loại viên nén dành cho người lớn có màu sắc dễ thu hút trẻ em.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã khuyến nghị một lượng sắt cần thiết hàng ngày, nếu con bạn tiêu thụ nhiều hơn lượng này sẽ gây ngộ độc. Đối với trẻ em, các khuyến nghị là:

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 0,27mg
  • Trẻ 7-12 tháng: 11mg
  • Trẻ 1-3 tuổi: 7mg
  • Trẻ 4-8 tuổi: 10mg
  • Trẻ 9-13 tuổi: 8mg.

Lượng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ sơ sinh đến 13 tuổi là 40mg. Đây là lượng sắt tối đa từ thực phẩm và chất bổ sung dựa trên sự liên quan của sắt với các tác dụng phụ về đường tiêu hóa.

Nhiều chế phẩm sắt thông thường dành cho người lớn chứa tới 65mg sắt, nhiều hơn mức khuyến nghị trên cho trẻ em. Vì kích thước nhỏ, trẻ em có thể nhanh chóng đạt đến liều lượng độc hại khi nuốt phải vitamin tổng hợp của người lớn hoặc vitamin trước khi sinh.

Quá nhiều chất sắt sẽ ăn mòn niêm mạc đường tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày và ruột. Là một chất độc tế bào, sắt cũng có thể làm hỏng các tế bào tạo nên mô của các cơ quan như gan. Ngộ độc sắt có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Chảy máu.

Những triệu chứng này có thể nhanh chóng gây mất dịch và máu, dẫn đến co giật, hôn mê, suy đa tạng và tử vong.

Nếu trẻ ăn quá nhiều vitamin kẹo dẻo cũng có thể có nguy cơ bị quá liều vitamin nhưng khả năng không phải do độc tính sắt do nhà sản xuất thường không thêm sắt vào vitamin kẹo dẻo.

Ngộ độc canxi

Trẻ có thể bị quá liều canxi từ thực phẩm bổ sung cho người lớn hoặc thuốc kháng axit. Khuyến nghị trung bình hàng ngày về lượng canxi mà trẻ cần sẽ phụ thuộc vào độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 200mg
  • Trẻ 7-12 tháng: 260mg
  • Trẻ 1-3 tuổi: 700mg
  • Trẻ 4-8 tuổi: 1000mg
  • Trẻ 9-13 tuổi: 1300mg.

Bất kỳ lượng canxi nào được tiêu thụ nhiều hơn khuyến nghị trên có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt và kẽm. Các  triệu chứng của quá liều canxi bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đau xương
  • Hôn mê
  • Táo bón
  • Trầm cảm
  • Tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Nhịp tim không đều
  • Ăn không ngon
  • Giật cơ
  • Buồn nôn, nôn
  • Khát nước quá mức.

Quá liều các vitamin khác

Hầu hết các vitamin tan trong nước có trong vitamin tổng hợp dành cho trẻ em thường không gây nguy hiểm vì lượng dư thừa sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Các vitamin tan trong chất béo có khả năng gây hại lớn hơn vì lượng vitamin dư thừa sẽ được lưu trữ trong gan và tế bào mỡ.

Quá nhiều vitamin D đặc biệt có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sự kết hợp giữa thực phẩm có bổ sung thêm chất dinh dưỡng hoặc sữa công thức bổ sung vitamin D có thể khiến mức vitamin D tích tụ trong gan cao hơn bình thường. Các triệu chứng ngộ độc vitamin D bao gồm:

  • Thừa canxi trong máu
  • Buồn nôn và nôn
  • Chậm phát triển về tinh thần và thể chất

Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của da và mắt của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin A từ các chất bổ sung và một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Choáng váng
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Nhìn mờ
  • Hôn mê.

Selen thường là một thành phần trong vitamin tổng hợp vì trẻ em cần nó để tuyến giáp hoạt động tốt và bảo vệ chống nhiễm trùng. Ngộ độc selen có thể gây ra các triệu chứng:

  • Tóc và móng giòn hơn
  • Rụng tóc
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Phát ban da
  • Hơi thở có mùi tỏi
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Rối loạn thần kinh.

Trong số các vitamin B, niacin có thể gây hại nhiều nhất nếu trẻ nhỏ uống lâu dài. Niacin thường được tìm thấy trong vitamin tổng hợp hoặc vitamin B-complex. Ngộ độc niacin có thể gây ra các triệu chứng:

  • Đỏ bừng, da trên mặt, cánh tay và ngực chuyển sang màu đỏ
  • Da ngứa dữ dội
  • Phát ban da
  • Nhức đầu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Vàng da
  • Nhìn mờ.

Nếu các triệu chứng xảy ra đột ngột và bạn nghi ngờ trẻ có khả năng sử dụng vitamin quá liều thì hãy cho trẻ đến bệnh viện, điều trị y tế sớm rất quan trọng giúp trẻ sớm phục hồi, tránh các biến chứng không đáng có.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm