Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng nôn nghén nặng

Buồn nôn và nôn là tình trạng thường xuyên xảy ra trong thai kỳ, với ít nhất 70% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Tình trnagj này thường được gọi là ốm nghén, mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.

Nhưng đôi khi các triệu chứng  buồn nôn, nôn quá trầm trọng, kéo dài và dẫn đến sụt cân khi mang thai đến mức nó có thể được chẩn đoán là một chứng rối loạn ít phổ biến hơn được gọi là chứng nôn nghén nặng.

Nôn nghén nặng có thể dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Buồn nôn có thể làm suy nhược, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này thường giảm dần vào khoảng tuần thứ 14 đến 20 của thai kỳ.
Phụ nữ mắc chứng nôn nghén nặng có nguy cơ sinh non, tiền sản giật và sản giật cao hơn.

Đọc thêm tại bài viết: Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng nôn nghén nặng

Triệu chứng chính của chứng nôn nghén nặng là buồn nôn và nôn mửa dữ dội, tức là hơn 4 cơn mỗi ngày. Tình trạng nôn mửa này có thể dẫn đến:

  • Cảm thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu
  • Giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể
  • Bị mất nước, có dấu hiệu mất nước như nước tiểu sẫm màu và da khô
  • Mất cân bằng điện giải và dinh dưỡng
  • Tăng tiết nước bọt
  • Nhịp tim nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Nhức đầu
  • Vàng da và mắt (vàng da)
  • Trầm cảm và lo âu

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của chứng nôn nghén nặng

Mặc dù không có nguyên nhân nào được chứng minh gây ra chứng nôn nghén nặng nhưng một số khả năng đã được đề xuất và nghiên cứu trong nhiều năm. Nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra di truyền và vai trò của nhau thai và các gen thèm ăn GDF15 và IGFBP7. Một nghiên cứu liên quan đến những gen này lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm về mối quan hệ nhân quả.
Người ta cũng đề xuất rằng mức độ tăng cao của hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) trong thai kỳ góp phần gây ra chứng nôn nghén nặng. Và nồng độ estrogen và progesterone cao hơn được cho là có vai trò gây ra các triệu chứng buồn nôn và các vấn đề về tiêu hóa.

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nôn nghén nặng:

  • Mắc tình trạng này trong lần mang thai trước
  • Những người phụ nữ khác trong gia đình bạn phát triển tình trạng này
  • Mang thai nhiều lần
  • Mang thai lần đầu
  • Béo phì
  • Tuổi mẹ trẻ hơn; nguy cơ có thể giảm sau 35 tuổi

Nôn nghén nặng được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám sức khoẻ và yêu cầu các xét nghiệm sau đây để đánh giá các dấu hiệu mất nước.

  • Công thức máu toàn bộ
  • Xét nghiệm điện giải trong huyết thanh 
  • Xét nghiệm nước tiểu xeton (khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, nó bắt đầu phân hủy chất béo, dẫn đến sự gia tăng các chất thải được gọi là xeton)
  • Siêu âm có thể xác nhận xem bạn đang mang song thai hay đa thai và có thể chẩn đoán thai trứng.

Thời gian bị nôn nghén nặng

Chứng nôn nghén nặng thường tiếp tục kéo dài sau ba tháng đầu và dừng lại ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Người ta ước tính rằng có tới 20% phụ nữ mắc chứng nôn nghén nặng sẽ gặp các triệu chứng trong hầu hết hoặc toàn bộ thai kỳ của họ.

Các lựa chọn điều trị cho chứng nôn nghén nặng

Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng của chứng nôn nghén nặng, bạn có thể phải nhập viện. Chứng nôn nghén nặng là nguyên nhân thứ hai dẫn đến nhập viện trong thời kỳ đầu mang thai.

Đối với những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bạn có thể tìm cách điều trị tại nhà hoặc đến phòng khám của bác sĩ.

Mặc dù quá trình điều trị chứng nôn nghén nặng khác nhau tùy theo từng người, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp sau đây:

  • Sử dụng vitamin B6
  • Chia nhỏ bữa ăn và sử dụng các loại thức ăn khô, nhạt như bánh quy giòn
  • Truyền dịch tĩnh mạch để giúp chống mất nước
  • Đối với những trường hợp nặng, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, trong đó dung dịch vitamin và chất dinh dưỡng được tiêm tĩnh mạch có thể thay thế cho thức ăn
  • Châm cứu và bấm huyệt
  • Gừng, sử dụng trong trà hoặc qua viên nang

Tùy chọn thuốc

Các loại thuốc hàng đầu được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nôn mửa, buồn nôn và an toàn cho phụ nữ mang thai là pyridoxine và doxylamine. Nếu một bệnh nhân cụ thể không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này, có thể thử kết hợp nhiều loại thuốc khác, bao gồm thuốc kháng histamine như meclizine (Antivert), diphenhydramine (Benadryl) và thuốc đối kháng dopamine như droperidol (Inapsine) hoặc metoclopramide (Reglan).

Liệu pháp thay thế và bổ sung

Bằng chứng liên quan đến hiệu quả của các phương pháp điều trị sau đây đối với chứng nôn nghén nặng vẫn chưa có kết luận. Nhưng khi được sử dụng cùng với các biện pháp can thiệp y tế truyền thống, chúng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Bao gồm:

  • Thôi miên
  • Liệu pháp ánh sáng (để giúp giảm trầm cảm)

Trước khi thử một trong những cách trên, hãy nhớ thảo luận với bác sĩ của bạn.

Phòng ngừa chứng nôn nghén nặng

Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn chứng nôn nghén nặng nhưng những phụ nữ dùng vitamin tổng hợp trước khi mang thai, chẳng hạn như vitamin dành cho bà bầu, sẽ ít gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu ốm nghén phát triển trong thai kỳ, bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên với thức ăn nhạt thay vì đồ ăn cay, không uống thực phẩm bổ sung sắt khi đang trong cơn nôn nghén và theo khuyến nghị của bác sĩ, hãy thử bấm huyệt, vitamin B6 hoặc gừng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nguyên nhân và giải pháp cho ốm nghén

Các biến chứng của chứng nôn nghén nặng

Những nguy cơ chính đối với phụ nữ mắc chứng nôn nghén nặng là mất nước, mất cân bằng điện giải và sụt cân. Phụ nữ mắc chứng nôn nghén kéo dài có nguy cơ sinh non, tiền sản giật và sản giật cao hơn. Nhưng như đã đề cập ở trên, rủi ro này thấp. Ngoài ra, có khả năng trẻ sinh ra có cân nặng thấp.

Các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của chứng nôn nghén nặng có thể đe dọa tính mạng và bao gồm:

  • Tổn thương thực quản do nôn mửa mạnh
  • Bệnh gan
  • Các cục máu đông
  • Một chứng rối loạn được gọi là bệnh não Wernicke là do thiếu vitamin B1, có thể do chứng nôn nghén nặng. Các triệu chứng bao gồm thay đổi thị lực, mất phối hợp cơ, lú lẫn và mất hoạt động tâm thần dẫn đến hôn mê.
Hồng Ngọc - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm