Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng đau cơ xơ hóa và chẩn đoán

Cùng tim hiểu triệu chứng đau cơ xơ hóa và chẩn đoán tại bài viết dưới đây.

Đau cơ xơ hóa là một chứng rối loạn mạn tính đặc trưng bởi triệu chứng như: đau mỏi, nhạy cảm khắp cơ thể. Mặc dù tình trạng này thường được xếp vào cùng một loại rối loạn như viêm khớp, nhưng bệnh không gây tổn thương cho khớp hoặc các mô khác. Thay vì do chứng viêm gây ra, đau cơ xơ hóa được hiểu rộng rãi là một chứng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương - nghĩa là não quá nhạy cảm với các tín hiệu đau.

Triệu chứng đau cơ xơ hóa

Các triệu chứng đau cơ xơ hóa có thể thay đổi về cường độ, bệnh cũng có thể cải thiện hoặc xấu đi theo thời gian. Các yếu tố như căng thẳng, thay đổi thời tiết, tập luyện thể dục thể thao hay nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau cơ xơ hóa.

Các triệu chứng đau cơ xơ hóa có thể bao gồm:

  • Đau lan rộng, xảy ra ở cả hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng
  • Nhạy cảm khi chạm vào
  • Mệt mỏi mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Cứng khớp buổi sáng
  • Hội chứng sương mù não, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung
  • Chóng mặt
  • Vấn đề với sự cân bằng hoặc phối hợp
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn
  • Đau bụng kinh ở phụ nữ
  • Đau ở mặt hoặc hàm
  • Nhức đầu đôi khi có thể bị chứng đau nửa đầu
  • Các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi hoặc táo bón
  • Hội chứng kích thích bàng quang
  • Da nhạy cảm

Đọc thêm bài viết: Phản ứng phụ của thực phẩm bổ sung Pre-Workout trước khi luyện tập

Đau cơ xơ hóa

Điểm đau cơ xơ hóa còn được gọi là điểm kích hoạt - là những vùng trên cơ thể thường xuyên xảy ra cơn đau. Những người bị đau cơ xơ hóa thường nói rằng những khu vực này bị đau khi bạn dùng ngón tay ấn vào. Có 18 điểm đau được xác định (chín cặp) có xu hướng đau khi ấn vào. Những điểm đau này thường đối xứng ở cả hai bên cơ thể quanh khuỷu tay, vai, đầu gối, cổ, hông, hai bên xương ức và sau đầu.

Khó khăn trong chẩn đoán đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa đôi khi khó chẩn đoán vì nhiều triệu chứng của bệnh tương tự như các rối loạn khác. Chẩn đoán đau cơ xơ hóa thường phải loại trừ các tình trạng khác, thay vì tìm bằng chứng chắc chắn rằng bạn mắc chứng đau cơ xơ hóa. Các chuyên gia cho biết có rất ít triệu chứng điển hình ở người bị đau cơ xơ hóa, ngoài cơn đau và cảm giác đau. Ngoài ra, các xét nghiệm cận lâm sàng thường không mang nhiều ý nghĩa trong việc hỗ trợ chẩn đoán đau cơ xơ hóa. Đôi khi bạn sẽ được hướng tới khám một số chuyên khoa khác trước khi loại trừ và đưa ra được chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh.

Nhiều bệnh nhân với tình trạng này sẽ chuyển từ bác sĩ này sang bác sĩ khác, bệnh nhân thường nghi ngờ mình bị thương hoặc có vấn đề sức khỏe khác trước khi nghĩ đến nguyên nhân do đau cơ xơ hóa.

Chẩn đoán đau cơ xơ hóa đòi hỏi phải chấp nhận rằng cơn đau của bạn không có nguyên nhân nào ngoài hệ thần kinh. Do đó, điều này có thể khó điều trị hơn. Đồng thời, các bác sĩ có thể kéo dài quá trình chẩn đoán do phải loại trừ các nguyên nhân khác. Đôi khi bác sĩ sẽ phải yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm không cần thiết, do mong muốn của bệnh nhân là loại trừ những nguyên nhân không chắc chắn gây ra cơn đau của họ.

Đau cơ xơ hóa được chẩn đoán như thế nào?

Mặc dù không có xét nghiệm chắc chắn để chẩn đoán chứng đau cơ xơ hóa, Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) đã thiết lập các tiêu chí để xác định rối loạn. Trước đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra 18 điểm đau trên cơ thể để xác định mức độ đau. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này không dùng để áp dụng trong chẩn đoán đau cơ xơ hóa. Thay vào đó, các bác sĩ xem xét các yếu tố sau:

  • Có bao nhiêu vùng trên cơ thể trong số 18 điểm/ vùng bị đau
  • Có các triệu chứng như mệt mỏi, thức dậy không sảng khoái hoặc khó khăn trong suy nghĩ hay không

Dù các triệu chứng này đã kéo dài ít nhất ba tháng hay bất kỳ tình trạng nào khác có thể là nguyên nhân của những triệu chứng này thì điều quan trọng là bạn cần tìm đến một bác sĩ về điều trị chứng đau cơ xơ hóa để được chẩn đoán cũng như điều trị phù hợp. Trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể cần liệt kê lại một số yếu tố bệnh sử của bản thân và gia đình:

  • Tất cả các vấn đề sức khỏe của bản thân trong quá khứ và hiện tại
  • Mô tả chi tiết về các triệu chứng
  • Các tiền sử bệnh tật của gia đình trong gia đình bạn
  • Tất cả các loại thuốc và chất bổ sung bạn dùng
  • Mọi thắc mắc muốn hỏi bác sĩ

Đọc thêm bài viết: 7 vi chất dinh dưỡng hay thiếu hụt ở người trưởng thành

Loại trừ các nguyên nhân khác

Ngay cả khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị đau cơ xơ hóa, bạn vẫn nên loại trừ các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn. Ví dụ như bệnh viêm khớp lan rộng có thể gây đau ở nhiều vùng. Nhưng hầu hết các bác sĩ có thể phân biệt rõ ràng cơn đau do viêm khớp với cơn đau do đau cơ xơ hóa. Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì các xét nghiệm sau đây có thể hữu ích cho bác sĩ trong việc chẩn đoán phân biệt:

  • Công thức máu: Xét nghiệm này có thể giúp loại trừ một số rối loạn như thiếu máu, nhiễm trùng và bệnh bạch cầu .
  • Xét nghiệm máu lắng ESR: Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện các quá trình viêm khắp cơ thể bạn.
  • Xét nghiệm Anti - CCP. và xét nghiệm định lượng kháng thể RF. Những xét nghiệm này có thể giúp phát hiện bệnh viêm khớp dạng thấp .
  • Chức năng tuyến giáp: Trong một số trường hợp, xét nghiệm này để loại trừ vấn đề tuyến giáp là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm