Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trị chứng tê tay chân mùa lạnh: Ăn gì để giảm bớt?

Thêm nghệ với một chút mật ong và uống nó mỗi ngày một lần để cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm bớt tê tay chân.

Tê ở các chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân như: tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu ngoại biên, hội chứng ống cổ tay, thoát vị cột sống cổ, bệnh lý thần kinh ngoại vi do đái tháo đường, viêm mạch, sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị, hẹp ống sống... Mặc dù không có thống kê chính thức nhưng thực tế cho thấy một tỷ lệ lớn dân số âm thầm chịu đựng chứng tê ở các chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp tự nhiên giúp tăng lưu thông và hỗ trợ đối phó để giảm triệu chứng và thậm chí làm giảm tần số xuất hiện của chứng tê.

Tuy nhiên, hiện tượng này có thể giảm bớt nhờ thực phẩm tự nhiên:

1. Muối Epsom

Muối Epsom là khoáng chất tự nhiên có vị đắng thay vì mặn như muối thông thường. 'Epsom' là tên một con suối ở Surrey ở Anh, không phù hợp để làm gia vị cho các món ăn, chỉ dùng để ngâm tắm. Muối Epsom cải thiện lưu thông máu, bảo vệ tính đàn hồi của động mạch, ngăn ngừa đông máu và giảm nguy cơ tử vong do cơn đau tim đột ngột. Muối Epsom rất giàu magiê sunfat làm thư giãn các dây thần kinh, cơ bắp và làm giảm độ cứng bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến các khu vực có vấn đề. Một công thức tốt là 1 chén muối Epsom, 10 giọt tinh dầu hoa oải hương và 3 muỗng lớn baking soda. Ngâm trong ít nhất 10-15 phút mỗi lần điều trị.

2. Gingko biloba

Gingko Biloba chiết xuất từ cao chế từ cây lá bạch quả (ginkgo biloba) giúp tăng tuần hoàn máu, do đó làm giảm các vấn đề của tê. Nghiên cứu đã được thực hiện trên các chất chiết xuất của ginkgo biloba, trong đó có chứa các hợp chất chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do trong hệ thống thần kinh và tuần hoàn. Liều lượng nói chung là 40mg, 3 lần một ngày. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ginkgo biloba vì nó có thể gây tương tác không mong muốn với một số thuốc.

3. Bột amla

Quả amla hay còn gọi là quả lý gai có nguồn gốc từ Ấn Độ được sử dụng trong các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, bột, đồ ngâm, trong khi một số chỉ đơn giản là ăn ngay. Bột amla được bào chế từ quả amla. Khi trộn với mật ong, nó thanh lọc máu và giúp tăng lưu thông máu. Trộn 2 muỗng cà phê bột amla với 2 thìa mật ong. Dùng 3-4 lần trong một ngày cho hiệu quả cao.

4. Nghệ

Củ nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể của bạn. Bột nghệ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một loạt các bệnh. Tác dụng chống viêm của nó sẽ giúp giảm đau và khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể xoa bóp các khu vực bị ảnh hưởng với một hỗn hợp bột nghệ và nước trong một vài phút. Nếu bạn uống bổ sung, sẽ cho chất lượng tốt hơn. Bạn cũng có thể thêm 1 muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc sữa dừa. Đun nóng trên lửa nhỏ. Thêm một chút mật ong và uống nó mỗi ngày một lần để cải thiện lưu thông tuần hoàn.

Nghệ có thể giảm bớt tình trạng tê tay chân (ảnh minh họa: Internet)

5. Quế

Quế có chứa nhiều hóa chất và chất dinh dưỡng, bao gồm mangan và kali cùng với nhiều vitamin nhóm B quan trọng. Đặc tính dinh dưỡng của quế giúp cải thiện lưu lượng máu đến cánh tay và chân của bạn, do đó giúp điều trị tê ở bàn tay và bàn chân. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 2-4g bột quế hàng ngày cho máu lưu thông tốt.

6. Dầu mù tạt

Tinh dầu mù tạt là một loại dầu thực vật béo chiết xuất từ hạt mù tạt. Là một nguồn giàu các acid béo omega-3 và omega-6, vitamin E và chất chống ôxy hóa, nó được coi là một trong những loại dầu lành mạnh nhất. Được sử dụng trong y học Ayurveda từ thời cổ đại do khả năng chữa bệnh của nó và tính chất dược liệu được coi là có lợi cho tóc, da và cơ thể. Dầu mù tạt không chỉ kích thích sự lưu thông máu mà còn cải thiện sức khỏe của các dây thần kinh do chứa nhiều magiê. Làm nóng với chút dầu mù tạt và có một ai đó xoa bóp cánh tay, bàn tay và các ngón tay với dầu mù tạt trong 10 - 20 phút, hai hoặc ba lần mỗi ngày.

Dầu mù tạt không chỉ kích thích sự lưu thông máu mà còn cải thiện sức khỏe của các dây thần kinh do chứa nhiều magiê.

7. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Để ngăn chặn tê và cảm giác ngứa rần ở bàn tay và bàn chân của bạn, cần thiết phải ăn các thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là B6 và B12. Những vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh và thiếu hụt chúng có thể gây ra cảm giác tê ở bộ phận cơ thể như bàn tay, cánh tay, ngón tay và chân. Bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 trong chế độ ăn uống của bạn. Một số lựa chọn tốt là trứng, bơ, chuối, đậu, cá, bột yến mạch, pho mát, sữa chua, các loại hạt, hạt và hoa quả khô.

8. Thực phẩm giàu magiê

Mức magiê thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tê ở bàn tay và bàn chân. Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nó kiểm soát các xung động thần kinh, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, sản xuất năng lượng và hình thành xương và răng khỏe mạnh. Ăn thực phẩm giàu magiê như rau màu xanh đậm, các loại hạt, hạt, bột yến mạch, bơ đậu phộng, cá nước lạnh, bơ, chuối và chocolate đen. Bạn cũng có thể uống bổ sung magiê 350mg mỗi ngày.

Một số biện pháp can thiệp tự nhiên

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm kể trên thì tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những cảm giác tê, phục hồi cảm giác và vận động tay và bàn chân. Mỗi một phần cơ thể của bạn có thể được hưởng lợi từ sự tăng lưu thông, vận động và tập thể dục toàn thân.

Ngoài ra có thể sử dụng nóng lạnh liệu pháp hoặc nóng hoặc lạnh hoặc cả hai. Lạnh giúp co mạch máu và chuyển máu ra khỏi khu vực. Nhiệt cho phép các mạch máu giãn ra, tăng lưu lượng máu đến. Áp dụng lạnh sau đó nóng xen kẽ hữu ích cho những bệnh nhân tê, đặc biệt là trong 10-15 phút điều trị gồm 3 phút lạnh và 1 phút nóng lặp đi lặp lại ít nhất ba lần.

TS.BS. Lê Thanh Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm