Dùng smartphone từ sớm có ảnh hưởng xấu đến não bộ đang phát triển cho trẻ. Theo bác sỹ nhi Michael Cheng tại Ontario, Canada, các thiết bị điện tử khiến não bộ sớm nghiện dopamine, chất hóa học tạo cảm giác vui sướng. Kích thích liên tục từ màn hình khiến não tiết ra quá nhiều dopamine và adrenaline, vì thế smartphone dễ gây nghiện.
Tiếp xúc với smartphone sớm gây hại tới não bộ của trẻ
Sử dụng smartphone còn khiến trẻ quên mất những nhu cầu thiết yếu như ngủ, ăn, hoạt động thể chất và giao tiếp. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này cần học kỹ năng giao tiếp qua quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, như nhìn vào đôi mắt để học cách đọc biểu cảm trên mặt và phát triển khả năng thấu cảm.
Hiệp hội Nhi khoa Canada khuyến nghị cha mẹ chỉ nên cho trẻ 4-6 tuổi sử dụng điện thoại thông minh trong 1h. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh giác với những nội dung không phù hợp với lứa tuổi trên YouTube. Nguy hiểm nhất là khi cha mẹ trông con bằng smartphone mà không quản lý nội dung trẻ tiếp thu.
- Không dùng sau 9-10h tối. Không dùng khi ăn, làm bài tập hoặc gặp mặt gia đình.
- Cả gia đình tắt smartphone vào cuối tuần.
7-9 tuổi
Không phải vô cớ mà những người dẫn đầu trong ngành công nghệ rất thận trọng khi cho phép con cái sử dụng các thiết bị mà chính họ góp phần sáng tạo. Steve Jobs từng cấm con mình dùng iPad khi sản phẩm này mới ra mắt. Con cái của tỷ phú Bill Gates không có điện thoại riêng cho đến năm 14 tuổi.
Chuyên gia người Canada, Judy Arnall, tác giả cuốn sách “Kiên nhẫn khi làm cha mẹ” nhấn mạnh rằng, trẻ 7-9 tuổi không nên sử dụng mạng xã hội. Kỹ năng phản biện của trẻ phát triển ở tuổi 13, do đó nhóm tuổi này không nhận thức được hậu quả lâu dài của những thứ trẻ đăng lên Internet.
Nếu cha mẹ cần liên lạc với con cái thường xuyên, hãy mua những chiếc điện thoại không có kết nối mạng cho trẻ ở độ tuổi này.
10-12 tuổi
Cha mẹ nên quản lý nghiêm việc trẻ ở độ tuổi 10-12 sử dụng smartphone. Sử dụng các thiết bị màn hình quá thường xuyên gây ra những thói quen không lành mạnh như ăn nhiều đồ ăn vặt có hại cho sức khỏe, nghiện game, dẫn đến thừa cân, béo phì.
Không chỉ gây hại về thể chất, smartphone cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Mạng xã hội gây ra áp lực không đáng có với trẻ ở độ tuổi này. Khi phụ huynh phạt trẻ bằng cách tịch thu hay cấm dùng điện thoại, trẻ sẽ ít mở lòng với cha mẹ khi gặp các vấn đề trong cuộc sống.
Nghiện smartphone ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với gia đình
Trước khi cho phép trẻ dùng smartphone, cha mẹ nên thỏa thuận với con những quy định cụ thể về thời gian, mục đích sử dụng và cài đặt tính năng quản lý của phụ huynh (Parental Control) lên một số ứng dụng.
13-18 tuổi
Khi quyết định mua điện thoại cho trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ nên căn cứ vào sự trưởng thành của con mình. Mức độ trưởng thành của trẻ biểu hiện ở mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh, có trách nhiệm hơn, tích cực hoạt động trong nhóm, sẵn sàng nói chuyện với phụ huynh.
Đừng mua cho con smartphone vì áp lực số đông
Cha mẹ cũng nên cân nhắc ảnh hưởng của màn hình điện tử lên thị lực của trẻ. Mỗi ngày, trẻ ở độ tuổi 13-18 chỉ nên sử dụng các thiết bị giải trí trong 2h, với ít nhất một lần giải lao khoảng 30 phút.
Trẻ chỉ nên sử dụng mạng xã hội để giữ liên lạc với những người bạn ngoài đời, giúp củng cố mối quan hệ với nhau. Cha mẹ nên cảnh giác với những người bạn lạ trên mạng của con cái và hiện tượng “bắt nạt trên mạng”, dễ khiến trẻ bị trầm cảm, lo âu.
Tham khảo thông tin tại bài viết: “Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này