Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

Nếu là một người “nghiện” sử dụng điện thoại di động hay smartphone, rất có thể bạn đã bị text neck. Vậy text neck là gì? Làm sao để biết bản thân có bị text neck hay không và khắc phục như thế nào?

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

Tư thế sai gây hại cho cột sống mà nhiều người dùng điện thoại đang mắc phải được gọi là text neck

Text neck là thuật ngữ mới dùng chỉ triệu chứng đau cổ ở những người có thói quen “cắm mặt” hay cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại di động liên tục.

Việc cúi xuống để lướt web, chơi game, nhắn tin, đọc báo... theo một góc cố định (khoảng 60 độ) trong thời gian dài sẽ khiến cho cổ của bạn chịu một sức ép sẽ tương đương với việc cõng một đứa bé trai 8 tuổi nặng 27kg. Theo một số nghiên cứu, trung bình mỗi người dành 2 - 4 giờ/ngày nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, tương đương với 700 - 1.400 giờ mỗi năm tự tăng áp lực lên cột sống, nâng nguy cơ đối mặt với những vấn đề như thoái hóa đốt sống cổ.

Kiểm tra ngay bạn có bị text neck hay không theo hướng dẫn trong infographic dưới đây:

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này - Ảnh 1

Cách khắc phục text neck ở người dùng điện thoại nhiều

Trong cuộc sống hiện đại, bạn không thể tránh việc phải sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, để tránh tình trạng text neck, hãy cố gắng nâng điện thoại của bạn cao hơn để giữ đầu ở tư thế được thẳng nhất.

Nếu đã bị text neck và khiến cho tư thế của bạn bị sai lệch, hãy áp dụng cách sau:

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này - Ảnh 1

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 tác hại đáng sợ của việc sử dụng smartphone

Biết Tuốt - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm