6 tuổi chỉ 18kg vì thường xuyên dùng kháng sinh
Kỳ công chăm sóc cậu con trai độc nhất, thế nhưng chị Nguyễn Hồng Nhung (Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng mệt mỏi vì cậu bé cứ còi cọc mãi chẳng lớn do liên tục ốm sốt viêm amidan. Chị Nhung chia sẻ: “Con chị năm nay 6 tuổi, cháu bị viêm amidan quá phát đã 2 năm nay, thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh. Có lẽ đây là lý do khiến con còi cọc hơn nhiều so với chúng bạn. 6 tuổi chưa đầy 18kg. Dù bác sĩ có chỉ định nên phẫu thuật cắt amidan nhưng tôi vô cùng lo lắng, e ngại lỡ xảy ra biến chứng nên vẫn lừng khừng chưa quyết”.
Đưa con đến khám ở BV Tai - Mũi - Họng, chị Nguyễn Thanh Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng ngồi thần ra khi bác sĩ chỉ định con chị nên phẫu thuật cắt amidan. Chị Lan cho hay: “Con chị đã 7 tuổi và viêm amidan từ 5 năm nay. Cứ thay đổi thời tiết, hay thậm chí chỉ lỡ uống nước lạnh, viêm amidan lại tái phát. Mỗi lần viêm tôi thường ra hiệu thuốc tự mua về cho con uống. Tuy nhiên, lần này, con không chỉ sốt, mà còn than đau đầu, chóng mặt và có dấu hiệu ngủ ngáy rất to khiến gia đình vô cùng lo lắng, nên buộc phải đưa đi viện”. Theo chị Lan, trường hợp con chị được chỉ định nên cắt amidan. Tuy vậy, gia đình đang cân nhắc vì nghe thông tin nếu cắt amidan trẻ sẽ dễ viêm đường hô hấp hơn.
Lo lắng, thắc mắc của chị Nhung, chị Lan cũng là nỗi lo của không ít các gia đình có con bị viêm amidan.
Khi nào cần cắt amidan?
Trước những băn khoăn về việc nên hay không cắt amidan cho trẻ, ông Cảnh cho hay: “Bệnh nhân chỉ có chỉ định cắt khi điều trị nội khoa không có kết quả, bị nhiều lần một năm điều trị với khoảng 5 lần và nhiều đợt cấp. Hoặc viêm amidan quá phát, gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang… có những đứa trẻ đến khám có ngủ ngáy, thậm chí ảnh hưởng đến việc học tập cũng được chỉ định cắt amidan. Tuy nhiên, việc cắt amidan phải có chỉ định vì amidan cũng là một bộ phận của cơ thể nó có chức bảo vệ cửa ngõ của cơ quan hô hấp, vì nếu chỉ định không đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Lý giải thêm về phẫu thuật cắt amidan, theo ông Cảnh, cắt amidan vẫn có yếu tố nguy cơ chảy máu do cắt amidan không thể khép kín mà để hở. Tuy nhiên, với nền y học hiện đại có nhiều biện pháp cầm máu cho bệnh nhân, do vậy bệnh nhân thường mất không nhiều máu. “Bên cạnh đó, khi cắt amidan phần họng rỗng ra nên vi khuẩn dễ xâm nhập, nhiễm trùng, không ai dám khẳng định 100% là khi cắt không xảy ra biến chứng nhưng nếu làm đúng chỉ định và kỹ thuật thì không đáng lo ngại”, ông Cảnh cho biết.
Được biết, kinh phí cắt amidan không kể bảo hiểm ước khoảng 10 triệu đồng, bệnh nhân nằm viện khoảng 2-3 ngày, tuy vậy, thời gian thực sự phẫu thuật chỉ khoảng nửa tiếng.
Theo khuyến cáo của ông Cảnh, nhiều người nghĩ rằng sau khi cắt amidan rồi thì sẽ không bị viêm nữa nhưng thực tế có rất nhiều người tuy đã hết viêm amidan nhưng lại bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản sau cũng gây mệt mỏi không kém. Chính vì vậy, để phòng tránh viêm đường hô hấp, cần giữ gìn vệ sinh miệng, súc miệng, giảm tác động môi trường đến cơ thể, ra ngoài đeo khẩu trang, tránh bị lạnh khi trời lạnh, tránh hút thuốc lá thụ động; khi giao mùa cần giữ ấm cơ thể.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.