Tránh thai khẩn cấp bao gồm tất cả các phương pháp sử dụng sau giao hợp để tránh thai, không kể các phương pháp phá thai. Hiện tại, có ba phương pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới là:
- Progestins liều cao.
- Thuốc ngừa thai phối hợp (Công thức Yuzpe).
- Đặt dụng cụ tử cung có đồng.
Cơ chế hoạt động: có nhiều giả thuyết
- Thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng.
- Ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh hoặc làm tổ của trứng.
- Ảnh hưởng giới hạn trên sự trưởng thành nội mạc tử cung.
- Làm khiếm khuyết pha hoàng thể, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ảnh hưởng lên sự vận chuyển tinh trùng và trứng ở vòi trứng.
Cách dùng:
* Progestins liều cao: tổng liều: 1.5mg Levonorgestrel hoặc 3mg Norgestrel (liều duy nhất).
Cả 2 viên thuốc (0.75 mg/viên) có thể được uống một lần hoặc chia làm hai lần, uống liều đầu tiên càng sớm càng tốt sau giao hợp không bảo vệ, uống liều hai cách liều đầu sau 12 giờ.
Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 1.1%. Phương pháp này hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ hơn thuốc phối hợp, tuy nhiên không sẵn có như thuốc phối hợp.
* Thuốc ngừa thai phối hợp (Công thức Yuzpe):
Uống hai liều, liều đầu tiên (với ít nhất 100 mcg Ethinyl Estradiol và hoặc 0.5mg Levonorgestrel hoặc 1mg Norgestrel hoặc 2mg norethindrone) uống càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ, uống liều thứ hai cách liều đầu 12 giờ.Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai phối hợp với hàm lượng Ethinyl estradiol khác nhau và thành phần Progestin cũng khác nhau. Các bạn cần uống đủ số lượng viên thuốc theo liều hướng dẫn trên để đạt hiệu quả.Phương pháp này có tác dụng phụ nhiều hơn thuốc chỉ có Progestin.Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 2-3.2%.
* Đặt dụng cụ tử cung có đồng:
Đặt dụng cụ tử cung có đồng trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ .Đây là phương pháp hiệu quả nhất nguy cơ có thai sau khi dùng 0.1%. Phương pháp này còn giúp tránh thai lâu dài, tuy nhiên cần phải có nhân viên y tế khám và đặt. Những chống chỉ định và theo dõi giống như đặt dụng cụ tử cung để tránh thai lâu dài, và rất thận trọng trên các đối tượng chưa sanh.
Đối tượng nào dùng ngừa thai khẩn cấp?
Ngừa thai khẩn cấp là phương pháp tối ưu trong những trường hợp sau:
* Thất bại những phương pháp tránh thai:
- Vỡ hoặc tuột bao cao su.
- Sai vị trí màng ngăn hoặc mủ cổ tử cung.
- Quên uống 3 viên thuốc hoặc hơn.
- Bắt đầu vỉ thuốc mới trễ 3 ngày hoặc hơn
- Tiêm thuốc tránh thai trễ hơn 2 tuần (3 tháng) hoặc hơn 7 ngày (1 tháng).
- Tính sai ngày trong phương pháp tránh thai tự nhiên, giao hợp gián đoạn thất bại.
* Bị cưỡng hiếp.
* Phụ nữ giao hợp không thường xuyên (1 – 2 lần /năm).
Thận trọng
Các bạn không cần thiết phải khám hoặc làm xét nghiệm khi dùng tránh thai khẩn cấp. Tất cả phụ nữ có thể dùng an toàn và hiệu quả, kể cả những phụ nữ không thể dùng tránh thai bằng nội tiết lâu dài vì tránh thai khẩn cấp chỉ dùng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục không nên đặt dụng cụ tử cung. Những phụ nữ có chống chỉ định tuyệt đối với Estrogen (cơn nhức đầu migraine cấp tại thời điểm dùng thuốc, tiền sử bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi) nên dùng tránh thai khẩn cấp chỉ có Progestin.
Khi nào bắt đầu dùng tránh thai lâu dài sau khi dùng tránh thai khẩn cấp?
Các bạn cần bắt đầu dùng phương pháp tránh thai lâu dài ngay vì tránh thai khẩn cấp không có tác dụng bảo vệ kéo dài đáng tin cậy ngay cả vào ngày kế tiếp.
* Nếu dùng thuốc tránh thai phối hợp, viên chỉ có Progestin, miếng dán phối hợp, vòng âm đạo phối hợp:
* Nếu bắt đầu tiêm DMPA: có thể bắt đầu ngay trong ngày dùng tránh thai khẩn cấp, dùng phương pháp hỗ trợ trong 7 ngày.
* Nếu bắt đầu dùng phương pháp màng ngăn: bắt đầu ngay ngày dùng tránh thai khẩn cấp.
* Nếu bắt đầu phương pháp tự nhiên: dùng phương pháp hỗ trợ (kiêng giao hợp, màng ngăn, diệt tinh trùng…) cho đến chu kỳ kinh kế tiếp.
* Nếu bắt đầu bằng phương pháp cấy que: dùng phương pháp hỗ trợ (kiêng giao hợp, màng ngăn, diệt tinh trùng…) cho đến chu kỳ kinh kế tiếp.
* Nếu bắt đầu bằng dụng cụ tử cung:
Theo dõi:
- Không cần theo dõi thường qui.
- Các bạn cần trở lại khám và thử thai nếu không có kinh trong vòng 3 tuần.
Xử trí các vấn đề:
- Xuất huyết âm đạo bất thường:
Xuất huyết bất thường do thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tự ngưng mà không cần điều trị.
Chu kỳ kinh kế tiếp có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn dự kiến.
- Buồn nôn: Không khuyến cáo dùng thường qui thuốc chống nôn. Phụ nữ bị buồn nôn khi uống tránh thai khẩn cấp lần trước hoặc khi uống liều đầu của phác đồ 2 liều có thể uống thuốc chống nôn (50mg meclizine) từ 30 phút -1 giờ trước khi uống tránh thai khẩn cấp.
- Nôn: nếu phụ nữ nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống nên lặp lại liều khác. Nếu nôn liên tục có thể đặt thuốc âm đạo, chuyển sang Progestin hoặc đặt dụng cụ tử cung.
- Vô kinh: nếu không có kinh trong vòng 21 ngày hoặc trễ hơn 7 ngày so với ngày kinh dự kiến nên thử thai.
- Có thai: Progestin hoặc thuốc ngừa thai khẩn cấp khác không làm tăng nguy cơ dị tật hoặc sẩy thai.
Tránh thai khẩn cấp như đúng tên gọi của nó là phương pháp để ngừa thai trong những trường hợp “khẩn cấp”, chị em không nên xem phương pháp này như là phương pháp tránh thai lâu dài vì hiệu quả không cao và không bảo vệ được tránh thai ngay cả lần giao hợp tiếp theo. Các bạn nên biết cách sử dụng các phương pháp tránh thai lâu dài và nên có sẵn các viên thuốc tránh thai khẩn cấp tại nhà vì hiệu quả càng cao khi uống thuốc càng sớm. Sự sẵn có của các phương pháp tránh thai khẩn cấp giúp giảm mang thai ngoài ý muốn, do đó giúp giảm tỉ lệ nạo phá thai.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: An toàn khi sử dụng viên tránh thai khẩn cấp
Hiện tại, có ba phương pháp tránh thai khẩn cấp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới là:
- Progestins liều cao.
- Thuốc ngừa thai phối hợp (Công thức Yuzpe).
- Đặt dụng cụ tử cung có đồng.
Cơ chế hoạt động: có nhiều giả thuyết
- Thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng.
- Ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh hoặc làm tổ của trứng.
- Ảnh hưởng giới hạn trên sự trưởng thành nội mạc tử cung.
- Làm khiếm khuyết pha hoàng thể, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ảnh hưởng lên sự vận chuyển tinh trùng và trứng ở vòi trứng.
Cách dùng:
* Progestins liều cao: tổng liều: 1.5mg Levonorgestrel hoặc 3mg Norgestrel (liều duy nhất).
Cả 2 viên thuốc (0.75 mg/viên) có thể được uống một lần hoặc chia làm hai lần, uống liều đầu tiên càng sớm càng tốt sau giao hợp không bảo vệ, uống liều hai cách liều đầu sau 12 giờ.
* Thuốc ngừa thai phối hợp (Công thức Yuzpe):
Uống hai liều, liều đầu tiên (với ít nhất 100 mcg Ethinyl Estradiol và hoặc 0.5mg Levonorgestrel hoặc 1mg Norgestrel hoặc 2mg norethindrone) uống càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ, uống liều thứ hai cách liều đầu 12 giờ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai phối hợp với hàm lượng Ethinyl estradiol khác nhau và thành phần Progestin cũng khác nhau. Các bạn cần uống đủ số lượng viên thuốc theo liều hướng dẫn trên để đạt hiệu quả.
Phương pháp này có tác dụng phụ nhiều hơn thuốc chỉ có Progestin.Tỉ lệ có thai sau khi dùng khoảng 2-3.2%.
*Đặt dụng cụ tử cung có đồng:
Đặt dụng cụ tử cung có đồng trong vòng 5 ngày sau giao hợp không bảo vệ .Đây là phương pháp hiệu quả nhất nguy cơ có thai sau khi dùng 0.1%. Phương pháp này còn giúp tránh thai lâu dài, tuy nhiên cần phải có nhân viên y tế khám và đặt. Những chống chỉ định và theo dõi giống như đặt dụng cụ tử cung để tránh thai lâu dài, và rất thận trọng trên các đối tượng chưa sanh.
Đối tượng nào dùng ngừa thai khẩn cấp?
Ngừa thai khẩn cấp là phương pháp tối ưu trong những trường hợp sau:
* Thất bại những phương pháp tránh thai:
* Bị cưỡng hiếp.
* Phụ nữ giao hợp không thường xuyên (1 – 2 lần /năm).
Thận trọng
Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm trùng đường sinh dục không nên đặt dụng cụ tử cung.
Những phụ nữ có chống chỉ định tuyệt đối với Estrogen (cơn nhức đầu migraine cấp tại thời điểm dùng thuốc, tiền sử bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi) nên dùng tránh thai khẩn cấp chỉ có Progestin.
Khi nào bắt đầu dùng tránh thai lâu dài sau khi dùng tránh thai khẩn cấp?
Các bạn cần bắt đầu dùng phương pháp tránh thai lâu dài ngay vì tránh thai khẩn cấp không có tác dụng bảo vệ kéo dài đáng tin cậy ngay cả vào ngày kế tiếp.
* Nếu dùng thuốc tránh thai phối hợp, viên chỉ có Progestin, miếng dán phối hợp, vòng âm đạo phối hợp:
- Có thể đợi chu kỳ kinh kế tiếp, hoặc
- Bắt đầu ngay ngày kế tiếp và dùng phương pháp hỗ trợ trong 7 ngày.
* Nếu bắt đầu tiêm DMPA: có thể bắt đầu ngay trong ngày dùng tránh thai khẩn cấp, dùng phương pháp hỗ trợ trong 7 ngày.
* Nếu bắt đầu dùng phương pháp màng ngăn: bắt đầu ngay ngày dùng tránh thai khẩn cấp.
* Nếu bắt đầu phương pháp tự nhiên: dùng phương pháp hỗ trợ (kiêng giao hợp, màng ngăn, diệt tinh trùng…) cho đến chu kỳ kinh kế tiếp.
* Nếu bắt đầu bằng phương pháp cấy que: dùng phương pháp hỗ trợ (kiêng giao hợp, màng ngăn, diệt tinh trùng…) cho đến chu kỳ kinh kế tiếp.
* Nếu bắt đầu bằng dụng cụ tử cung:
Theo dõi:
- Không cần theo dõi thường qui.
- Các bạn cần trở lại khám và thử thai nếu không có kinh trong vòng 3 tuần.
Xử trí các vấn đề:
- Xuất huyết âm đạo bất thường:
Xuất huyết bất thường do thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tự ngưng mà không cần điều trị.
Chu kỳ kinh kế tiếp có thể bắt đầu sớm hơn hoặc trễ hơn dự kiến.
- Buồn nôn:
Không khuyến cáo dùng thường qui thuốc chống nôn. Phụ nữ bị buồn nôn khi uống tránh thai khẩn cấp lần trước hoặc khi uống liều đầu của phác đồ 2 liều có thể uống thuốc chống nôn (50mg meclizine) từ 30 phút -1 giờ trước khi uống tránh thai khẩn cấp.
- Nôn: nếu phụ nữ nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống nên lặp lại liều khác. Nếu nôn liên tục có thể đặt thuốc âm đạo, chuyển sang Progestin hoặc đặt dụng cụ tử cung.
- Vô kinh: nếu không có kinh trong vòng 21 ngày hoặc trễ hơn 7 ngày so với ngày kinh dự kiến nên thử thai.
- Có thai:Progestin hoặc thuốc ngừa thai khẩn cấp khác không làm tăng nguy cơ dị tật hoặc sẩy thai.
Tránh thai khẩn cấp như đúng tên gọi của nó là phương pháp để ngừa thai trong những trường hợp “khẩn cấp”, chị em không nên xem phương pháp này như là phương pháp tránh thai lâu dài vì hiệu quả không cao và không bảo vệ được tránh thai ngay cả lần giao hợp tiếp theo. Các bạn nên biết cách sử dụng các phương pháp tránh thai lâu dài và nên có sẵn các viên thuốc tránh thai khẩn cấp tại nhà vì hiệu quả càng cao khi uống thuốc càng sớm. Sự sẵn có của các phương pháp tránh thai khẩn cấp giúp giảm mang thai ngoài ý muốn, do đó giúp giảm tỉ lệ nạo phá thai.
Nếu chị em có nhu cầu tránh thai khẩn cấp hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng các phương pháp tránh thai khẩn cấp
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.