Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tràn dịch khớp gối - Điều trị thế nào?

Tràn dịch khớp gối là nguyên nhân gây khó khăn khi vận động đồng thời có nguy cơ phá hủy các khớp. Bệnh nhân nên sớm đi khám với các bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh.

Ai có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối?

Tràn dịch khớp gối là tổn thương gây ra tình trạng dịch trong khớp gối quá nhiều làm cho khớp gối bị phù nề, sưng to, giảm chức năng vận động, đau khi vận động… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối:

- Bệnh thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trên 55, rất có thể sự thoái hóa theo quá trình tự nhiên của khớp là yếu tố tác động đến bệnh lý này.

- Những người tham gia nhiều vào các hoạt động thể thao có nguy cơ chấn thương nhiều hơn, đặc biệt là những môn thể thao liên quan đến các chuyển động đột ngột của khớp như bóng đá, bóng rổ...

- Thừa cân - béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch khớp gối.

- Tình trạng chấn thương cũng hay gặp trong tràn dịch khớp gối, chấn thương các cấu trúc giải phẫu có thể gây đau và gây tràn dịch khớp gối.

- Ngoài ra, nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối có thể gặp là: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp, gout, giả gout...

Dấu hiệu nhận biết

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối nhiều lên, có thể phát hiện dễ dàng trên lâm sàng. Các dấu hiệu của tràn dịch khớp gối điển hình bao gồm:

- Sưng nề: Một bên gối có thể sẽ to hơn bên kia.

Hạn chế vận động khớp: Khớp gối của bạn sẽ bị hạn chế vận động do lượng dịch trong khớp cản trở vận động khớp.

- Đau: Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà có thể sẽ có triệu chứng đau khớp, đôi khi do đau mà bệnh nhân không thể đi lại được.

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm. Hoặc tư vấn online với bác sĩ qua video để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà.

 Chẩn đoán thế nào?

Nếu không được điều trị, dịch trong khớp gối sẽ làm hạn chế vận động khớp, việc chọc hút dịch khớp nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nếu có nhiễm trùng thì sẽ phá hủy khớp và có thể ảnh hưởng đến toàn thân bệnh nhân.

Vì vậy, sau khi sử dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc dùng thuốc uống mà tình trạng không cải thiện, cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể. Ngoài ra, thấy khớp gối bất thường như gối trở nên tấy đỏ và nóng khi so sánh với khớp gối bên đối diện cũng cần nhập viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

- Xét nghiệm máu để giúp xác định tình trạng viêm nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout...

- Chụp X-quang để biết được các tổn thương như trật khớp, gãy xương, thoái hóa khớp, u xương... Hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để biết được các tổn thương xương và phần mềm của khớp.

- Siêu âm khớp để đánh giá mức độ tràn dịch, có thể hút dịch để xét nghiệm hoặc điều trị.

Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án khám, chẩn đoán tràn dịch khớp gối thích hợp.

Các phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa

Thông thường, điều trị nội khoa được ưu tiên hơn nếu tình trạng bệnh không quá nặng. Trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu tiên, biện pháp nội khoa được ưu tiên hàng đầu, đó là sử dụng các thuốc giảm đau, trong một số trường hợp, triệu chứng đau hơn mức chịu đựng của bệnh nhân.

Bác sĩ có chỉ định dùng kháng sinh khi có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn. Các thuốc kháng viêm corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, corticoid có nhiều tác dụng phụ, vì vậy phải được kê đơn và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.

Điều trị ngoại khoa và các thủ thuật can thiệp

Nếu tình trạng tràn dịch nghiêm trọng, cần phải điều trị phẫu thuật khớp và các can thiệp xâm lấn như:

- Chọc hút dịch khớp: Chọc hút dịch khớp nhằm giảm áp lực, đồng thời có thể kết hợp điều trị tiêm corticoid.

- Nội soi khớp: Nội soi khớp có giá trị chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp và có thể kết hợp điều trị như sửa chữa các thương tổn sụn, dây chằng hay tổn thương thoái hóa khớp.

- Trong trường hợp tổn thương thoái hóa khớp gối nặng thì cần phải thay khớp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị.

Vật lý trị liệu

Đây là một trong những cách thức điều trị cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối bị hạn chế vận động lâu ngày. Mục đích của điều trị vật lý trị liệu là tăng cường hệ cơ và cải thiện khả năng vận động vùng khớp gối. Tập vật lý trị liệu có hiệu quả tốt trong điều trị tràn dịch khớp.

Điều trị bao lâu thì khỏi bệnh?

Khó có thể nói trước khoảng thời gian nhất định để điều trị tràn dịch khớp gối khỏi hoàn toàn. Điều trị bao lâu thì khỏi bệnh tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như:

- Nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối.

- Tình trạng bệnh: tràn dịch đang ở mức độ nào, cường độ các cơn đau ra sao, thời gian mắc bệnh bao lâu…

- Thể trạng của bệnh nhân: người bệnh tiền sử có bệnh bẩm sinh hay không, có dị ứng thuốc không, có mắc bệnh di truyền hay không,…

- Cách thức điều trị mà bác sĩ chỉ định cho người bệnh: điều trị nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, điều trị bằng sóng cao tần…

Để có thể khỏi tràn dịch khớp gối một cách nhanh nhất thì người bệnh cần sớm đi khám và điều trị, không nên để bệnh trở nặng sẽ nguy hiểm do biến chứng và lâu hồi phục hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: U nang bao hoạt dịch khớp gối: Nhận biết sớm, chữa trị nhanh.

BS. Nguyễn Gia Luật - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm