Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Top 5 bài tập thở để giảm stress

Stress có thể là gia vị của cuộc sống, mang lại những lợi ích nhất định. Nhưng khi stress trở thành một thứ mạn tính, thứ mà bạn hàng ngày phải đối mặt, nhưng không thể giải quyết, chúng sẽ bắt đầu có những ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ.

Stress có thể là gia vị của cuộc sống, mang lại những lợi ích nhất định. Stress lành mạnh có thể kích thích sức mạnh bên trong con người bạn. Nếu như không có tí stress nào trong cuộc sống chắc hẳn điều đó thật tẻ nhạt, thiếu động lực và làm mất đi những tiềm năng trong con người bạn. Nhưng khi stress trở thành một thứ mạn tính, thứ mà bạn hàng ngày phải đối mặt, nhưng không thể giải quyết, chúng sẽ bắt đầu có những ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ. Stress len lỏi vào các mối quan hệ của bạn, xâm chiếm không gian ở nơi làm việc và khiến bạn thức giấc mỗi đêm.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được điều này chỉ đơn giản là nhờ kỹ thuật thở. Dưới đây là 5 bài tập thở giúp bạn giải phóng stress.

Kỹ thuật thở cơ bản cho người mới bắt đầu

Ở mức độ này bạn bạn chỉ cần có cảm nhận được hơi hít vào vào thở ra, lý tưởng nhất là lúc đó bạn đang nằm hoặc ngồi.

Kỹ thuật thở: hít vào bằng mũi trong khoảng 3 giây, giữ hơi thở lại khoảng 2 giây, sau đó thở ra bằng miệng trong khoảng 4 giây. Khi tâm trí bạn bắt đầu nghĩ ngợi vẩn vơ, hãy bắt đầu thở lại một lần bữa. Lặp lại nhiều lần, cố gắng duy trì 15 phút mỗi ngày.

Thở bằng cơ hoành

Đây là một kỹ thuật thở bụng, giảm nhịp tim của bạn cũng cũng giúp hạ huyết áp. Thở bằng cơ hoành giảm được cơ chế “đấu tranh hay chạy trốn” của cơ thể và kích thích hoạt động của dây thần kinh phế vị, một thành phần của việc giảm stress.

Kỹ thuật thở:

  • Nằm ngửa trên một mặt phẳng, đầu gối gập lại. nếu cần bạn có thể đặt thêm một cái gối dưới đầu gối.
  • Đặt một tay lên ngực trên và một tay dưới xương sườn, để bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động của cơ hoành theo từng nhịp thở
  • Hít vào chầm chậm bằng bụng, cảm hận thấy cơ bụng trượt lên trên tay bạn, sau đó thở ra bằng miệng và cảm nhận cơ bụng xẹp xuống dưới.

Luyện tập kỹ thuật thở này từ 5-10 phút, mỗi ngày 3-4 lần. Những lần tiếp theo bạn có thể sử dụng một cuốn sách đặt trên bụng để giảm bớt áp lực.

Thở bằng lỗ mũi

Trong kỹ thuật thở này, bạn liên tục hít vào bằng một lỗ mũi và thở ra bằng lỗ mũi kia, là một trong những kỹ thuật thở trong yoga. Đây được cho là cách để hòa hợp được hai bán cầu não do đó sẽ cân bằng được thể chất, tinh thần và cảm xúc của cơ thể bạn.

Kỹ thuật thở:

  • Ngồi thoải mái thẳng lưng, đặt bàn tay trái thoải mái trong lòng bạn
  • Nâng tay phải lên trên mặt bạn để ngón trỏ và ngón giữa nằm giữa lông mày.
  • Nhắm mắt hít vào thở ra thật sâu bằng mũi
  • Lấy một ngón tay bịt lỗ mũi phải đồng thời hít vào bằng lỗ mũi trái
  • Đóng lỗ mũi trái bằng ngón đeo nhẫn để cả hai lỗ mũi được đóng lại trong một giây lát sau đó từ từ mở lỗ mũi phải và thở từ từ qua lỗ mũi phải.
  • Lặp lại 5-10 lần một ngày

Kiểu thở 4-7-8

Kỹ thuật này được tạo ra bởi bác sỹ Andrew Weil, dựa trên sự kỹ thuật thở yoga pranayama.

Kỹ thuật thở:

Ngồi thẳng lưng và đặt lưỡi ở sau răng cửa trên. Cần giữ cho lưỡi của bạn ớ vị trí đó trong suốt bài tập thở này.

  • Thở ra bằng miệng tạo ra âm thanh
  • Đóng miệng lại và hít vào bằng mũi và đếm đến số 4
  • Giữ hơi thở và đếm đến số 7
  • Mở miệng ra để thở tạo thành tiếng đến số 8
  • Lặp lại chu kỳ thở này nhiều hơn 3 lần trong ngày
  • Lặp lại quy trình này ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Quét cơ thể.

Đây là kỹ thuật thở sâu tập trung vào những phần khác nhau của cơ thể, từ đầu cho đến ngóa chân, bắt đầu từ trán và kết thúc ở cơ ngón chân.

Kỹ thuật thở

  • Nằm hoặc ngồi, nhắm mặt lại, cố gắng tập trung vào vị trí của cơ thể, vì dụ tập trung vào độ nặng của cơ thể bạn đàng tì lên ghế ngỗi hoặc sàn.
  • Hít một hơi sâu, hình dung oxy đi vào cơ thể bạn khi hít và tập trung vào cảm giác thư thái khi bạn thở ra.
  • Tập trung cảm giác chân chạm sàn hoặc chân ép vào ghế
  • Bây giờ hãy cố gắng tập trung vào các vùng khác nhau trên cơ thể. Làm thể nào để bạn cảm thấy mọi vị trí cơ đều được thư giãn thoải mái, không chút co cứng.
  • Dành một phút để buông lơi cơ thể nhẹ nhàng, sau đó lại thở một nhịp nữa và mở mắt ra.

Nên bắt đầu tập từ 3-5 phút trước khi bạn có thể áp dụng được phương pháp trong ít nhất 20 phút và tối thiểu 3 lần một tuần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm căng thẳng, lo âu bằng 4 bài tập thở nhanh gọn

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/01/2025

    Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

    Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?

  • 25/01/2025

    Tết khỏe mạnh cho người cao tuổi

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.

  • 24/01/2025

    Ngày Tết, ăn dưa hành muối thế nào để tốt cho sức khỏe?

    Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.

  • 24/01/2025

    Mẹo đối phó với căng thẳng ngày Tết - Tận hưởng không khí lễ hội mà không lo ảnh hưởng sức khỏe

    Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.

  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

Xem thêm