Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng quan về chế độ ăn GAPS - Phần 1

Chế độ ăn GAPS cho rằng việc loại bỏ các loại thực phẩm như ngũ cốc và đường có thể giúp mọi người điều trị các vấn đề ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng khó đọc.

Thuật ngữ "GAPS" là viết tắt của "hội chứng ruột và tâm lý". GAPS là một chế độ ăn kiêng tuân theo quan niệm rằng sức khỏe đường ruột có liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung. Trên lý thuyết, cải thiện sức khỏe đường ruột có thể cải thiện các tình trạng sức khỏe khác.

Tuy hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cũng như bằng chứng về tác dụng của GAPS trong việc điều trị các tình trạng mà chế độ ăn nhắm tới, bài viết này sẽ điểm qua các bằng chứng đã được đưa ra cùng cách thực hiện chế độ ăn và các lợi ích tiềm năng của chế độ ăn GAPS.

Chế độ ăn GAPS là gì?

Trong chế độ ăn GAPS, các loại thực phẩm khó tiêu hóa được thay thế bằng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Tiến sĩ Natasha Campbell-McBride, người phát minh ra chế độ ăn kiêng GAPS tin rằng một chế độ ăn ít dinh dưỡng cùng một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh là các yếu tố góp phần vào các vấn đề về mặt tâm lý, thần kinh và hành vi.

Cốt lõi của chế độ ăn kiêng này là việc tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu gây tổn hại đến hệ đường ruột và niêm mạc ruột. Các loại thực phẩm đó được thay thế bằng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

Theo lý thuyết GAPS, đường ruột bị rò rỉ (hay còn gọi là Hội chứng rò rỉ ruột) sẽ giải phóng vi khuẩn có hại và độc tố vào máu, sau đó di chuyển đến não và ảnh hưởng tới chức năng của não. Từ đó, hạn chế các loại thực phẩm gây tổn thương đường ruột có thể giúp điều trị các tình trạng như rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và chứng khó đọc.

Mặc dù nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa não và đường ruột, đặc biệt đối với các tình trạng như lo âu và trầm cảm, nhưng chưa có bằng chứng mạnh mẽ nào chứng minh rằng tuân theo chế độ ăn GAPS sẽ cải thiện các tình trạng tâm lý hoặc hành vi.

GAPS nhắm tới những tình trạng nào?

Theo người sáng chế ra GAPS, chế độ ăn này như một liệu pháp thay thế nhắm tới một loạt các tình trạng tâm lý và hành vi, bao gồm:

  • Tự kỷ
  • ADHD
  • Chứng khó đọc
  • Chứng khó tiêu
  • Động kinh
  • Trầm cảm
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Các rối loạn ăn uống
  • Tình trạng không dung nạp và dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ

Mục đích ban đầu của người sáng lập chế độ ăn này là giúp trẻ em bị rối loạn hành vi và tâm trạng. Tuy nhiên, một số người trưởng thành sử dụng GAPS để cải thiện các vấn đề tiêu hóa.

GAPS và chứng tự kỷ

Tiến sĩ Campbell-McBride tin rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ do có chế độ ăn kém dinh dưỡng và đường ruột bị tổn thương. Cô tuyên bố rằng chế độ ăn kiêng GAPS có thể "điều trị" hoặc cải thiện các triệu chứng tự kỷ.

Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ (ASD) gây ra một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến cách một người trải nghiệm thế giới và tương tác với xã hội. Các nhà khoa học tin rằng sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường góp phần vào sự hình thành của ASD.

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng không có cách chữa trị tự kỉ. Nhiều người mắc ASD không xem tự kỷ là thứ họ cần phải chữa. Tuy nhiên, có thể cải thiện các tình trạng sức khỏe liên quan đến ASD, chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa.

Một tổng quan hệ thống năm 2014 cho thấy trẻ em mắc chứng tự kỉ có tỷ lệ mắc các vấn đề về đường ruột cao hơn đáng kể so với những trẻ không bị tự kỉ. Nhóm nghiên cứu nhận xét trẻ bị tự kỉ thường dễ bị đau bụng, táo bón và tiêu chảy nhưng vẫn chưa rõ tại sao.

Một nghiên cứu thực tế trên một cậu bé 12 tuổi cho thấy rằng các triệu chứng về đường ruột cùng các triệu chứng căn bản của chứng tự kỷ giảm đáng kể sau 4 tuần điều trị bằng men vi sinh.

Tuy nhiên, những kết quả của một nghiên cứu năm 2014 thử nghiệm với 133 trẻ em không tìm thấy mối liên quan giữa khả năng hấp thụ của đường ruột và các triệu chứng tự kỉ.

Cho đến nay, không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến bệnh tự kỉ.

Vậy GAPS sẽ có những lợi ích gì?

Không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn GAPS có thể giúp điều trị các tình trạng vốn được nhắm tới.

Tuy nhiên, tuân thủ theo chế độ ăn này có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của người ăn. GAPS khuyến khích ăn ít thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp, ăn nhiều trái cây, rau xanh và các chất béo tự nhiên. Những thay đổi chế độ ăn uống đơn giản này có thể cải thiện cả sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể.

Nhưng bên cạnh đó, các hướng dẫn của chế độ ăn này không tính tới việc đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Vì vậy,  khi thực hiện chế độ ăn kiêng này, người ăn cần đảm bảo việc bổ sung đủ vitamin và khoáng chất để tránh thiếu hụt dinh dưỡng.

Dưới đây là những bằng chứng cho những lợi ích tiềm năng của chế độ ăn GAPS.

Cải thiện sức khỏe đường ruột

Chế độ ăn GAPS có thể cải thiện sức khỏe đường ruột theo ba cách chính:

Loại bỏ chất ngọt nhân tạo: Theo một số nghiên cứu chất tạo ngọt nhân tạo có thể tạo ra sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và làm tăng nguy cơ các vấn đề về trao đổi chất.

Tập trung vào trái cây và rau quả: Một nghiên cứu năm 2016 với 122 người cho thấy rằng ăn trái cây và rau quả có thể ngăn chặn một chủng vi khuẩn có nguy cơ gây hại phát triển trong ruột.

Bao gồm cả men vi sinh: Men vi sinh chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn sữa chua chứa men vi sinh có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.

Có thể giúp kiểm soát một vài tình trạng tâm lý và hành vi

Theo một nghiên cứu khảo sát, các nghiên cứu lâm sàng gần đây gợi ý rằng các vi khuẩn trong ruột có thể ảnh hưởng đáng kể đến chức năng não.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự mất cân bằng đường ruột có thể góp phần vào căn bệnh tâm thần phân liệt và những vấn đề phức tạp khác về hành vi.

Các phát hiện từ tổng quan hệ thống năm 2019 cho thấy men vi sinh có tiềm năng trị liệu để điều trị các triệu chứng trầm cảm.

Tuy nhiên, hiện tại vẫ chưa có nghiên cứu vững chắc nào cho thấy việc thay đổi chế độ ăn uống có thể điều trị hiệu quả các tình trạng này.

(Còn tiếp...)

THam khảo thêm thông tin trong bài viết: Bạn nghĩ gì về người ăn chay và chế độ ăn chay

Ngân Hà -Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm