Chất lượng tóc cũng đang cố gắng nói với banj về một việc gì đó về sức khỏe? có thể vậy lắm chứ. Trong một vài tình trạng bệnh tật và thuôc thang ảnh hưởng đến cơ thể bạn cũng như tóc tai của bạn. Trong những trường hợp khác, bạn có thể chỉ tập trung vào chăm sóc mái tóc. Hãy xem xét những lời khuyên dưới đây để khám phá sự thật về tóc và sức khỏe
Tóc có gàu không nguy hiểm gì với sức khỏe
Gàu không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nhưng làm thế nào để loại bỏ nó? Bác sỹ cũng không giúp ích được gì trong trường hợp này nhưng có một giả thuyết là do sự phát triển quá mức của nấm. Nhưng yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tóc có gàu bao gồm: da dầu, stress, béo phì, cảm lạnh, thời tiết hanh khô, bị eczema hoặc vảy nến. mặc dù chúng có thể khiến bạn không tự tin hay ngứa ngáy khó chịu nhưng về mặt cơ bản là chúng vô hại.
Điều trị gàu: để giảm việc hình thành những mảng da chết gây ra gàu, hãy thử sử dụng các dầu gội trị gàu hàng ngày, tìm ra được loại dầu phù hợp với mình nhất. Ủ dầu gội trong 5 phút, sau đó xả sạch bằng nước. Nếu dầu gội không hiệu quả, hãy thử những phương pháp khác. Nếu vẫn không ổn hãy đi khám da liễu vậy.
Gàu màu vàng
Nếu những mảng da đầu bong tróc to và có mầu vàng, có thể bạn đã bị viêm da tiết bã. Đó là một bệnh do viêm tuyến bã ở da đầu. Bệnh bị ảnh hưởng bởi hormone, nấm cũng như một số bệnh thần kinh khác như parkingson, nhiễm HIV. Giống như gàu, chúng có thể được điều trị bằng dầu gọi trị gàu.
Đó không phải là biện pháp hoàn hảo nhưng nhiều chuyên gia ước tính rằng bạn có thể rụng đến hơn 100 sợi tóc mỗi ngày. Không có gì lo ngại ở đây cả, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị hói. Khoảng 90% trong số 100.000 sợi tóc rụng sẽ mọc trở lại trong thời gian cho phép. 10% số đó sẽ trong giai đoạn nghỉ ngơi và số tóc đỏ sẽ không mọc sau khoảng 2-3 tháng tới. Sau khi được thay thế bằng tóc mới, một chu trình sinh trưởng bắt đầu lại diễn ra.
Mất tóc tạm thời
Xảy ra khi bạn phải trải qua những biến cố của cuộc sống như phấu thuật, tiêm phòng, sinh đẻ, uống thuốc điều trị, chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, stress nặng nề, bệnh ở tuyến giáp đều khiến trong khởi động giai đoạn nghỉ ngơi. Khoảng 2 tháng sau đó, bạn sẽ thấy tóc rụng và mỏng đi – gọi là mất tóc tạm thời nhưng rồi sau đó tóc mới sẽ bắt đầu mọc lên theo cách của chúng
Nang tóc
Trong một số bệnh, hệ miễn dịch tấn công vào chính tóc của bạn, rồi gây ra rụng tóc một cách đột ngột. Phần lớn những người sẽ xuất hiện một đến 2 mảng hói trên đầu và có thể điều trị đơn giản bằng cách tiêm nhưng có một số trường hợp thì toàn bộ long tóc đều bị rụng. Bệnh này không nguy hiểm cũng chả lây truyền nhưng cũng gây ra sự mất mỹ quan. Dù sao thì trong bệnh này tóc vẫn mọc trở lại, điều trị sẽ giúp tóc mọc nhanh hơn nhưng bệnh vẫn có thể tái diễn.
Gen đóng góp đến 90% vào việc mất tóc ở nam giới
Mặc dù hói đầu có thể là do di truyền, và đặc biệt là xuất phát từ người mẹ chứ không phải là do bố. Thuốc làm chậm quá trình rụng tóc bao gồm finasteride và minoxidil.
Hói đầu ở nữ
Tuổi có thể ảnh hưởng đến độ dày của tóc, nhưng tóc thì thường rụng ở trên đỉnh đầu. Không giống như nam giới, nữ giới hiếm khi bị hói đầu mà họ chỉ có xu hướng rụng tóc dần dần từ từ. Trái với sự hiểu biết của mọi ngươi, tóc càng dài sẽ không gây ra gánh nặng cho rễ tóc nhưng lại gây ra rụng tóc. Bôi minoxidil 5% mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
Tránh sự phá hủy của mặt trời
Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá nhiều có thể gây ra khô tóc, tóc dễ gẫy. Đặc biệt là với những người có màu tóc hạt dẻ và màu xám. Nếu tóc bạn mỏng và có nguy cơ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều thì hãy sử dụng kem dưỡng có thành phần chống nắng cho tóc. Hoặc không thì sử dụng mũ nón để tránh tóc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Chế độ giàu dinh dưỡng
Chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng sẽ khiến tóc bạn xấu đi nhiều. Tóc cần protein và sắt để giúp chúng khỏe mạnh, cùng với đó là cả omega 3, kẽm, vitamin A nhưng không cần quá nhiều đẻ thúc đẩy mọc tóc trở lại. Chế độ ăn ít carb thương gây ra sự thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng, khiến tóc không thể phát triển được. Giữ mái tóc của bạn được óng ả bằng việc ăn cá hồi và hạt dẻ để cung cấp nhiều acid béo omega 3, rau chân vịt và cà rốt cung cấp vitamin A, hàu giúp cung cấp kẽm. Sữa gày, ngũ cốc nguyên cám và rau xanh không chỉ giúp tóc chắc khỏe hơn và cũng bảo vệ bạn khỏi bị mắc các bệnh tim mạch
Bạc tóc sớm do gen
Bạc tóc không phải lúc nào cũng do lão hóa. Nếu bạn chưa đến 40 mà nhìn nhiều thấy các mảng tóc có màu xám, đó có thể do gen. Tóc bạc sớm cũng không phải là dấu hiệu gì nguy hiểm đến sức khỏe mặc dù thiếu máu, vấn đề tuyến giáp, thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây ra bạc tóc sớm.
Tạo kiểu tóc quá nhiều cũng làm tóc suy yếu
Sử dụng máy sấy tạo kiểu, sử dụng máy là tóc, nhuộm màu, hay thậm chí là chải tóc quá nhiều cũng làm giảm mất độ dày của tóc. Mặc dù những nguyên nhân này không gây tổn thương vĩnh viễn như tạo kiểu tóc quá nhiều sẽ khiến tóc bạn không khỏe mạnh.
Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị
Những loại thuốc gây ảnh hưởng đến tóc gồm có thuốc chông hình thành cục máu đông, thuốc hạ cholesterol, thuống chống trầm cảm, thuốc chống viên không steroid, thuốc điều trị mãn kinh, thuốc ngừa thai, và kháng sinh. Thông thường, tóc sẽ mọc trở lại khi bạn dừng uống thuốc nhưng có nhiều trường hợp thì tóc vĩnh viễn không quay trở lại.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 điều mái tóc có thể tiết lộ về sức khỏe của bạn
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.