Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 điều mái tóc có thể tiết lộ về sức khỏe của bạn

Mái tóc thông minh hơn bạn nghĩ và có thể tiết lộ cho bạn rất nhiều điều từ những gì bạn ăn cho đến việc bạn có đang sử dụng thuốc tránh thai hay không?

Bạn có thể cần phải bảo vệ tóc nhiều hơn

Tóc bạn bị khô, giòn và dễ gãy? Hãy cân nhắc xem bạn đã sử dụng bao nhiều thời gian ở ngoài trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể làm tóc bị khô và tổn thương, đặc biệt là những người có mái tóc vàng hoặc xám. Bên cạnh đó, nếu bạn có mái tóc mỏng, da đầu của bạn sẽ dễ bị cháy nắng. Vì vậy, khi ra ngoài trời, bạn hãy trang bị cho mình chiếc mũ để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của tia cực tím nhé!

Bạn đang ăn quá nhiều đồ ăn vặt

Ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn có thể làm cho mái tóc của bạn trở nên yếu và dễ rụng. Khi chế độ ăn uống không cân bằng, cơ thể sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng tới tim và các cơ quan thiết yếu khác thay vì đến nuôi tóc. Hãy tăng cường các thực phẩm có nhiều màu sắc như rau củ và trái cây. Nếu tóc của bạn mọc chậm, bạn có thể đang có chế độ ăn ít protein – nguyên liệu chính để nuôi tóc. Hãy tăng cường protein trong khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm như thịt, trứng, cá, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại hạt.

Chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania)

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Liệu pháp hành vi và tâm thần học, ở một số người, khi không thể đáp ứng sự cầu toàn của chính mình, họ thể hiện sự thất vọng và bất mãn bằng cách kéo vào tóc, lông mày, hoặc thậm chí lông mi, theo các nhà nghiên cứu. Hành vi đặc biệt này là một chứng rối loạn tâm thần được gọi là chứng Trichotillomania (chứng nghiện giật tóc). Liệu pháp hành vi nhận thức có thể cải thiện tình hình bằng cách dạy các biện pháp khác để đối phó với sự căng thẳng.

Bạn đang có các vấn đề về răng

Theo Tạp chí Điều tra Lâm sàng Mỹ, những người bị các rối loạn về tóc do đột biến gen tổng hợp keratin của tóc, còn gọi là hội chứng tóc anagen, khiến tóc dễ rụng sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng. Keratin là thành phần thiết yếu cấu trúc nên cả tóc và men răng, vì vậy, đột biến protein này có thể làm cho bề mặt răng trở nên xốp, dễ bị các vi khuẩn tấn công và gây sâu răng. Nếu bạn có những rối loạn về tóc, cách tốt nhất là hãy thực hiện các bước để tăng cường sức khỏe răng miệng (như dùng chỉ nha khoa hàng ngày và đến khám nha sĩ thường xuyên).

Bạn đang bị căng thẳng

Bình thường bạn có thể bị rụng khoảng 80 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nhận thấy mình bị rụng nhiều tóc khác thường thì nó có thể là chứng rụng tóc Telogen effluvium do căng thẳng tâm lý và thể chất (lo lắng về bệnh tật, mang thai, hoặc trầm cảm). May mắn thay, điều này là hoàn toàn có thể đảo ngược, nhưng khó có thể xác định nguyên nhân gây ra rụng tóc cho đến 3-6 tháng sau khi căng thẳng xảy ra.

Bạn đang điều chỉnh một loại thuốc tránh thai mới

Khi cơ thể bạn đáp ứng lại với các hóc-môn trong thuốc tránh thai, tóc của bạn có thể trở nên tối hơn hoặc khô hơn, và ít sáng bóng. Điều này có thể đặc biệt đáng chú ý nếu bạn nhuộm tóc thường xuyên. Bởi vì khô hấp thụ màu sắc nhanh hơn, cùng một màu có thể cho kết quả khác so với lần nhuộm cuối cùng của bạn trước đó. Do thuốc tránh thai có thể gây ra thưa tóc, Hiệp hội rụng tóc Mỹ khuyến cáo những người bị rụng tóc do di truyền nên nói chuyện với các bác sĩ về biện pháp tránh thai không sử dụng hóc-môn.

Bạn có thể có các vấn đề về tuyến giáp

Nếu mái tóc dày của bạn đột nhiên bị mỏng đi, hãy hỏi bác sĩ về tuyến giáp – một tuyến nội tiết lớn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tóc. Rụng tóc có thể là một dấu hiệu của suy giáp, một tình trạng mà trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ hóc-môn. Tóc thưa cũng có thể được liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong hội chứng hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). 
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm