Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phương pháp cải thiện rụng tóc

Một mái tóc đẹp phải đen dài và chắc khỏe. Để đạt được điều đó, người xưa đã sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên gần gũi như: bồ kết, chanh, bưởi, hương nhu... để dưỡng tóc.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, việc làm đẹp ngày càng được chú trọng. Con người dành thời gian, tiền bạc chăm sóc tóc: chải tóc, búi tóc, uốn, duỗi, nhuộm, cấy, bôi thuốc thơm cho tóc…

Nguyên nhân gây rụng tóc

Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc: do di truyền; rối loạn hoóc-môn: giảm testosteron; da bã nhờn quá mức; nhiễm trùng: thương hàn, giang mai, sốt rét; nấm; rối loạn tâm lý: stress; ăn uống không đầy đủ, suy dinh dưỡng: thiếu sắt; nhiễm độc kim loại: chì, thủy ngân; hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư; bệnh lâu ngày, hoặc trên phụ nữ sau sinh do thay đổi hoóc-môn hay kiêng cử quá mức…

Theo y học cổ truyền: tóc là phần thừa của huyết, huyết ít khí nhiều thì tóc thưa và ngắn, huyết kém thì tóc khô, sau khi ốm dậy tóc rụng nhiều là huyết suy tổn, tóc rụng từng mảng lớn mà da đầu ngứa thì huyết nhiệt.

Do đó, việc chữa trị chủ yếu bổ dưỡng tinh huyết và kèm theo bổ can thận.

Bạch linh

 

Điều trị

Dùng thuốc:

Bổ can thận:

Bài Bổ can thận: thục địa 15g, hoài sơn 15g, trạch tả 12g, đương quy 12g, sài hồ 10g, thảo quyết minh 10g, hà thủ ô 10g.

Bổ khí huyết:

Thập toàn đại bổ gia giảm: đảng sâm 18g, bạch linh 12g, bạch truật 10g, sinh địa 15g, xuyên khung 6g, đương quy 15g, bạch thược 12g, huyền sâm 12g, hoàng kỳ 12g, ngưu tất 6g, cam thảo 6g.

Đảng sâm

Lương huyết, tức phong, dưỡng âm (trong trường hợp huyết nhiệt):

Tứ vật thang hợp Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: thục địa 24g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đơn bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, thỏ ty tử 15g, xích thược 10g, phục thần 18g, trắc bá diệp 18g.

Dùng ngoài da:

- Mè đen 100g + lá dâu tằm tươi 200g, nấu nước sôi trong 1 giờ lấy nước gội đầu.

- Mật ong 1 muỗng canh + 1 lòng đỏ trứng gà + dầu mè 2 muỗng canh + củ hành ta giã nhuyễn. Bôi hỗn hợp lên tóc ủ khoảng 2 giờ. 3 ngày/ lần trong 1 tháng.

- Vỏ rễ dâu tằm 0,5kg + trắc bá diệp 0,5kg  nấu cùng 3 lít nước thành 2 lít: chia dung gội trong 3 ngày. Mỗi ngày 1 lần.

Hỗn hợp “tam thanh cao”: 20g mỗi vị phụ tử (sống),  mạn kinh tử - bá tử nhân. Đem tất cả giã mịn + 100g mỡ gà. Sau 100 ngày đem bôi vùng tóc rụng.

Bạch truật

Những lưu ý khi điều trị rụng tóc

Chế độ ăn nên dùng những loại:

Rau xanh đậm như: cải bó xôi, bông cải xanh; dâu tây: nhiều vitamin A và C giúp tăng cường hấp thu sắt trong các loại thực phẩm khác, đồng thời cũng tăng cường khả năng “kết dính” của các tế bào cấu tạo nên sợi tóc, giúp tóc nhanh dài, chắc khỏe và hạn chế rụng tóc.

Việc chữa trị chủ yếu bổ dưỡng tinh huyết và kèm theo bổ can thận

 

Các hạt họ đậu: chứa nhiều protein và các nhóm vitamin B, đặc biệt là đậu đen, rất tốt cho “sức khỏe” của mái tóc.

Hạnh nhân: chứa nhiều vitamin E và kẽm, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn mái tóc đẹp.

Trứng: chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như: protein, vitamin A, B, E, sắt, selen, magiê…

Các loại thịt đỏ: rất giàu protein sắt và kẽm giúp lien kết tế bào da đầu và tóc trở nên chặt chẽ hơn.

Ngủ đúng và đủ giấc. Thời gian từ 22 - 2h sáng là thời gian rất tốt cho da và tóc

BS. Nguyễn Thị Thủy Tiên - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm