Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng, lợi ích và tác dụng phụ của thực phẩm bổ sung có chứa cây xuyên tâm liên. 

Thực phẩm bổ sung chứa xuyên tâm liên

Các chất bổ sung được làm từ phần lá và thân của thảo dược xuyên tâm liên, có chứa hoạt chất andrographolide. Công dụng làm thuốc của loại thảo mộc này đã có từ lâu đời và phổ biến nhất là dùng để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Nó cũng được sử dụng để làm giảm các tình trạng viêm như viêm xương khớp.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tác dụng này có được là do hoạt chất trong xuyên tâm liên có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp tăng số lượng tế bào lympho T – đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh lý thuyết này.

Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên không cần đơn thuốc tại các cửa hàng thuốc, thường dưới dạng chất lỏng cô đặc (thuốc nhỏ giọt) hoặc dạng viên nén.

Đọc thêm tại bài viết: Cúm ở trẻ em - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả

Công dụng và lợi ích của xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trên khắp Châu Á để điều trị nhiều loại bệnh, từ bệnh tiểu đường và huyết áp cao đến bệnh cúm và sốt rét.

Nhìn chung, xuyên tâm liên được sử dụng để điều trị các bệnh sau:

Bệnh về đường hô hấp: Công dụng hiệu quả nhất của xuyên tâm liên là làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác chẳng hạn như ho và đau họng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng liều cao xuyên tâm liên trong 3 ngày cũng có hiệu quả trong việc làm giảm các dấu hiệu viêm amidan như paracetamol (acetaminophen).

Chống viêm: Xuyên tâm liên có đặc tính chống viêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó hoạt động bằng cách giảm số lượng cytokine trong cơ thể bạn (cytokine là các chất hóa học gây viêm) và do đó có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Giảm đau trong viêm xương khớp: Một nghiên cứu từ năm 2019 đã xác nhận rằng sau 28 ngày dùng thực phẩm bổ sung có chứa andrographolide, nam giới và nữ giới bị viêm xương khớp nhẹ đến trung bình ở khớp gối đã giảm đáng kể cơn đau, kết quả nghiên cứu cho thấy chất bổ sung này là liệu pháp hiệu quả cho bệnh lý viêm xương khớp.

Xuyên tâm liên cũng có một số công dụng y học khác đã được nghiên cứu chứng minh có thể kể đến là:

Viêm loét đại tràng: Các đặc tính chống viêm của xuyên tâm liên đã được chứng minh là có thể hạn chế đáng kể các protein gây viêm gây ra viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, những phát hiện này là các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và việc sử dụng nó như một liệu pháp y học cần được nghiên cứu thêm.

Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn dịch. Các đặc tính chống viêm của xuyên tâm liên giúp loại bỏ các tế bào miễn dịch tấn công các khớp. Tuy chỉ là nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nhưng nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho thấy chất bổ sung xuyên tâm liên là một liệu pháp khả thi cho bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm gan C: Thành phần hoạt tính của xuyên tâm liên là andrographolide có vai trò hạn chế sự phát triển của virus, từ đó làm giảm tốc độ phát triển của nhiễm trùng. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương gan gây ra bởi bệnh nhiễm trùng viêm gan C.

Đọc thêm tại bài viết: Tại sao bạn hay bị cảm cúm vào mùa lạnh

Tác dụng phụ của xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên an toàn khi dùng tới 600 mg mỗi ngày trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn có những tác dụng phụ cần cân nhắc nếu bạn dùng liều xuyên tâm liên cao hơn. Những tác dụng phụ này có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Phát ban
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn

Ai không nên dùng xuyên tâm liên?

Xuyên tâm liên có thể không an toàn để sử dụng trong các trường hợp sau:

Mang thai: Có lo ngại rằng thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên có thể gây sảy thai nếu dùng trong thời kỳ mang thai.

Cho con bú: Không có thông tin đáng tin cậy nào về việc thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên có an toàn cho trẻ sơ sinh hay không nếu đi qua sữa mẹ trong thời gian cho con bú.

Sắp phẫu thuật: Do đặc tính làm loãng máu có thể có của xuyên tâm liên, bạn phải ngừng dùng xuyên tâm liên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành thủ thuật.

Mắc bệnh tự miễn: Thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên có thể làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch và có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh tự miễn.

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng một số người tham gia dùng thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên khiến nồng độ ALT (một loại men gan) trong máu tăng lên. Nồng độ ALT trong máu cao có thể chỉ ra rằng gan của bạn có vấn đề, do đó nghiên cứu này cho thấy việc dùng xuyên tâm liên có thể gây căng thẳng không cần thiết cho gan. Vì vậy, tốt nhất là tránh dùng xuyên tâm liên nếu bạn đang gặp vấn đề về gan.

Cảnh báo về tương tác

Hãy thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên nếu bạn đang dùng các loại thuốc sau:

  • Paracetamol
  • Thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như hóa trị liệu
  • Insulin - thuốc hạ đường huyết dạng uống
  • Thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin
  • Thuốc điều trị huyết áp cao

Bạn nên dùng thực phẩm bổ sung xuyên tâm liên khi nào và liều lượng bao nhiêu?

Liều lượng khuyến cáo cho các chất bổ sung xuyên tâm liên để làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp là:

  • Viên nang: 300 mg, bốn lần mỗi ngày
  • Dung dịch lỏng: 3g đến 6g, một lần mỗi ngày

Bạn cũng cần lưu ý là không dùng xuyên tâm liên liều cao trong thời gian dài do bạn có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng quá lâu. Tuy nhiên, dùng xuyên tâm liên vài tháng trước mùa cúm có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc uống bổ sung xuyên tâm liên, hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp nhé!

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 16/06/2025

    5 động tác tăng cơ chỉ trong 20 phút

    Để tăng cơ thường cần có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp, lâu dài. Tuy nhiên với chuỗi bài tập 20 phút dưới đây, bạn có thể tăng cơ bắp hiệu quả.

  • 16/06/2025

    Phụ huynh "đồng hành" cùng con mùa thi: Bí quyết giảm áp lực và tăng động lực

    Mùa thi luôn là thời điểm thử thách không chỉ đối với các thí sinh mà còn đối với phụ huynh. Khi kỳ thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT đến gần, không khí gia đình thường trở nên căng thẳng, với những kỳ vọng lớn lao đặt lên vai các em học sinh.

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Xem thêm