Tìm hiểu về Ung thư bàng quang
Triệu chứng
Có máu trong nước tiểu
Một dấu hiệu của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu. Tuy nhiên, không phải lúc nào có máu trong nước tiểu cũng có nghĩa là bạn bị ung thư bàng quang.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng có máu trong nước tiểu, ví dụ như chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn về máu, các vấn đề về thận, luyện tập thể thao hoặc dùng một số loại thuốc.
Máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc chỉ có thể tìm thấy khi xét nghiệm nước tiểu (nhìn dưới kính hiển vi). Nước tiểu của bạn có thể sẽ đổi màu và có màu nâu hơn, hoặc tối hơn bình thường, thậm chí, đôi khi có thể có màu hơi đỏ.
Thay đổi bàng quang
Ung thư bàng quang đôi khi sẽ tạo ra những thay đổi ở bàng quang, ví dụ như đi tiểu thường xuyên hơn hoặc muốn đi tiểu nhiều hơn nhưng lại không có nước tiểu.
Một triệu chứng khác của ung thư bàng quang là đau và nóng rát khi đi tiểu nhưng lại không có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những triệu chứng về bàng quang, ví dụ như chảy máu, thường có nguyên nhân là do các tình trạng khác, không phải ung thư. Ung thư bàng quang thường sẽ không gây ra triệu chứng cho đến khi bệnh ở giai đoạn cuối và rất khó chữa trị.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư bàng quang. Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn 4 lần so với những người không hút thuốc. Các chất hóa học độc hại từ khói thuốc lá có thể đi vào dòng máu trong phổi và có thể được lọc bởi thận, đi tới bàng quang. Từ đó dẫn đến tình trạng tập trung các hóa chất độc hại bên trong bàng quang. Các chuyên gia tin rằng hút thuốc lá gây ra khoảng một nửa số trường hợp ung thư bàng quang ở nam giới và nữ giới.
Phơi nhiễm với các chất hóa học
Phơi nhiễm với các chất hóa học nghề nghiệp có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Các ngành nghề phải phơi nhiễm với các chất hóa học có thể gây ung thư bao gồm công nhân kim khí, thợ làm tóc và thợ cơ khí. Các chất hóa học hữu cơ được gọi là amine thơm có liên quan đến tình trạng ung thư bàng quang và thường được sử dụng trong công nghiệp nhuộm. Những người làm việc với thuốc nhuộm, thợ kim khí hoặc làm trong xưởng sản xuất đồ da, hàng dệt, cao su, sơn nên tuân thủ tuyệt đối với các quy trình an toàn. Với những người này, việc hút thuốc sẽ làm tăng thêm nguy cơ ung thư cao hơn nữa.
Những người có nguy cơ ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số nhóm tuổi sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn. Nam giới có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ. Khoảng 90% số trường hợp ung thư bàng quang xảy ra với những người trên 55 tuổi, và những người da trắng sẽ có nguy cơ ung thư cao gấp đôi so với người Mỹ gốc Phi.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang bao gồm: có tiền sử gia đình bị ung thư bàng quang hoặc đã từng điều trị ung thư. Các dị tật bẩm sinh về bàng quang cũng có thể làm tăng nguy cơ. Khi sinh ra với các dị tật bẩm sinh tại các cơ quan kết nối bàng quang với các cơ quan khác trong ổ bụng, thì bàng quang cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Tình trạng này sẽ khiến bàng quang dễ xuất hiện các bất thường ở mức độ tế bào và dễ dẫn đến ung thư hơn. Viêm bàng quang mãn tính (nhiễm trùng bàng quang nhiều lần, sỏi bàng quang hoặc các vấn đề tiết niệu khác gây kích ứng bàng quang) cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Các loại ung thư bàng quang
Đa số các trường hợp ung thư bàng quang là ung thư tế bào chuyển tiếp (tế bào niêm mạc bàng quang). Các dạng ung thư khác ít phổ biến hơn bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào tuyến.
Ung thư tế bào chuyển tiếp
Ung thư bàng quang thường bắt đầu với lớp mô trong cùng của bàng quang, còn gọi là tế bào chuyển tiếp. Loại tế bào này có thể giãn ra khi bàng quang đầy và co lại khi bàng quang rỗng. Đa số các tình trạng ung thư bàng quang đều bắt dầu từ lớp tế bào chuyển tiếp này.
Có 2 loại ung thư tế bào chuyển tiếp, đó là dạng nhẹ và dạng nặng. Ung thư tế bào chuyển tiếp dạng nhẹ thường có thể tái phát sau khi điều trị nhưng rất hiếm khi lan sang lớp cơ bàng quang hoặc các cơ quan khác của cơ thể. Ung thư tế bào chuyển tiếp dạng nặng cũng có thể sẽ tái phát sau điều trị và thường sẽ lan sang lớp cơ bàng quang hoặc lan sang các phần khác của cơ thể, bao gồm cả các hạch bạch huyết. Dạng nặng là dạng gây ra nhiều trường hợp tử vong hơn.
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Tế bào vảy là tế bảo mỏng, phẳng có thể dẫn đến ung thư sau khi bị kích thích hoặc sau khoảng thời gian dài bị nhiễm trùng.
Ung thư biểu mô tế bào tuyến
Ung thư biểu mô tế bào tuyến xuất hiện từ các tế bào tuyến ở lớp niêm mạc bàng quang và là dạng ung thư bàng quang rất hiếm gặp.
Các giai đoạn ung thư bàng quang
Các giai đoạn ung thư thường được xác định bằng mức độ phát triển và lan rộng của tình trạng ung thư. Thông thường, ung thư bàng quang sẽ được mô tả qua 3 yếu tố TNM:
Các giai đoạn ung thư
Nếu T1 thì có nghĩa là khối u đã lan đến hạch bạch huyết gần đó, và nếu M1 thì có nghĩa là khối u đã lan đến các hạch bạch huyết xa hơn hoặc đi vào xương, gan, phổi.
Phẫu thuật
Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo
Giai đoạn ung thư bàng quang sớm thường là dạng được điều trị bằng việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo. Một dụng cụ với một vòng dây nhỏ sẽ được đưa qua niệu đạo vào bàng quang. Vòng này sẽ loại bỏ khối u bằng cách cắt hoặc đốt cháy khối u bằng dòng điện.
Cắt bỏ một phần và toàn bộ bàng quang
Phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang thường được áp dụng với khối u dạng nhẹ, đã xâm lấn đến thành bàng quang nhưng chỉ xâm lấn một khu vực nhỏ. Trong phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bàng quang, toàn bộ bàng quang cùng với các hạch bạch huyết xung quanh, và các vùng xung quang có chứa tế bào ung thư sẽ bị cắt bỏ. Nếu tình trạng ung thư đã di căn ra ngoài bàng quang, thì các cơ quan bị ảnh hưởng cũng có thể sẽ phải cắt bỏ, ví dụ như tử cung và buồng trứng ở phụ nữ và tuyến tiền liệt ở nam giới.
Dẫn lưu nước tiểu sau khi phẫu thuật
Khi toàn bộ bàng quang đưcọ cắt bỏ, bác sỹ sẽ tạo ra một biện pháp thay thế để nước tiểu được lưu trữ và thải bỏ. Thủ thuật này được gọi là dẫn lưu nước tiểu. Phụ thuộc vào từng trường hợp, túi chứa nước tiểu có thể được đặt ở bên trong hoặc ngoài cơ thể để tích nước tiểu. Dẫn lưu nước tiểu không liên tục là khi túi đựng nước tiểu được đặt bên ngoài cơ thể. Dẫn lưu nước tiểu liên tục sẽ là thủ thuật tạo một túi nhỏ làm từ các mô ruột non ở bên trong cơ thể để giữ nước tiểu.
Hóa trị
Trong một số trường hợp, hóa trị sẽ được sử dụng trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u. Hóa trị cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào khối u còn sót lại. Hóa trị có thể được truyền tĩnh mạch hoặc được đưa trực tiếp vào bàng quang. Hóa trị trực tiếp tại bàng quang là một cách hiệu quả để làm giảm tỷ lệ tái phát ung thư ở bàng quang nhân tạo trong thời gian ngắtn, nhưng không hiệu quả trong những trường hợp ung thư bàng quang đã xâm lấn vào lớp cơ thành bàng quang. Hóa trị truyền qua tĩnh mạch thường sử dụng khi khối u đã ở sâu trong bàng quang, các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.
Miễn dịch trị liệu
Miễn dịch trị liệu bao gồm việc đưa các vi khuẩn có lợi vào bàng quang thông qua một ống thông, để kích thích hệ miễn dịch tấn công lại vi khuẩn được đưa vào cũng như các tế bào ung thư. Miễn dịch trị liệu thường được áp dụng với các trường hợp ung thư giai đoạn Ta, T1, và CIS. BCG là loại vi khuẩn thường được sử dụng trong biện pháp này. Đưa BCG vào bàng quang 1 tuần/lần có thể được sử dụng sau phẫu thuật để làm giảm nguy cơ khối u tái phát. Phản ứng phụ của miễn dịch trị liệu có thể bao gồm kích ứng bàng quang, chảy máu và các triệu chứng giống cúm.
Xạ trị
Xạ trị bên ngoài là biện pháp dùng một chiếc máy tạo ra tia xạ bên ngoài cơ thể, máy sẽ có tác dụng tập trung tia xạ vào khối u. Xạ trị bên ngoài thường được áp dụng sau phẫu thuật 5 lần/tuần, kéo dài trong 5-7 tuần.
Xạ trị bên trong bao gồm việc đưa vào trong bàng quang một loại chất phóng xạ. Phương pháp này sẽ được áp dụng trong vòng 5 ngày và người bệnh sẽ phải nhập viện cho tới khi lượng chất phóng xạ được đào thải ra ngoài
Phản ứng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, kích ứng da, đau khi đi tiểu và tiêu chảy.
Tỷ lệ sống sót và tiên lượng của ung thư bàng quang
Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, tỷ lệ sống sót sau khi phát hiện bệnh phụ thuộc vào giai đoạn cũng như mức độ lan rộng của ung thư khi được phát hiện. Khoảng 50% số trường hợp ung thư bàng quang được phát hiện khi khối u chỉ phát triển hạn chế trong lớp niêm mạc trong của bàng quang, và gần 100% số trường hợp này đều có thể sống thêm 5 năm nữa. Những trường hợp ung thư lan rộng hơn thường sẽ có tỷ lệ sống sót thấp hơn. Cụ thể, 77% số trường hợp ung thư ở tất cả các giai đoạn sẽ sống thêm được 5 năm, 70% số trường hợp sống thêm được 10 năm và 65% sẽ sống thêm được 15 năm.
Tiên lượng của những bệnh nhân ung thư bàng quang cũng phụ thuộc vào giai đoạn ung thư tại thời điểm chẩn đoán. Ung thư đã di căn vào các cơ quan khác thường sẽ chỉ sống thêm được từ 12-18 tháng. Ung thư tái phát thường sẽ là dạng ung thư nặng hơn và tiên lượng sẽ xấu hơn với bệnh nhân bị ung thư tái phát giai đoạn muộn.
Phẫu thuật ung thư bàng quang có thể gây tổn thương các dây thần kinh vùng chậu, khiến việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn hơn.
Với nam giới: một số nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc cương dương nhưng với nam giới trẻ tuổi, tình trạng này sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Tinh dịch có thể sẽ không được sản xuất ra nếu phẫu thuật đã cắt bỏ đi tuyến tiền liệt và túi tinh.
Với nữ giới: tử cung, buồng trứng và một phần âm đạo sẽ được cắt bỏ trong khi phẫu thuật toàn bộ bàng quang. Việc này sẽ khiến nữ giới không có chu kỳ kinh nguyệt nữa và đương nhiên sẽ không thể mang thai được nữa. Nữ giới sau phẫu thuật ung thư bàng quang thường sẽ nhận thấy việc quan hệ tình dục trở nên khó chịu hơn và đạt được cực khoái sẽ khó khăn hơn.
Dự phòng ung thư bàng quang
Không có cách nào dự phòng được ung thư bàng quang, nhưng tốt nhất, vẫn nên tuân thủ một lối sống lành mạnh. Cai thuốc lá và hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn. Thực hiện chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc và một lượng vừa phải thịt nạc. Thường xuyên luyện tập và đi khám sức khỏe định kỳ. Tránh phơi nhiễm với các chất hóa học và sử dụng đồ bảo hộ trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với các chất hóa học độc hại.
Thông tin thêm trong bài viết: Các yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.