Theo Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, hơn một nửa số người mắc tiểu đường có chức năng bàng quang kém.
Những khó khăn trong việc tiểu tiện có thể xảy ra khi bạn lớn tuổi, nhưng khi bạn mắc tiểu đường, những vấn đề về bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bắt đầu sớm hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Đó là vì bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh kiểm soát hoạt động và chức năng của hệ tiết niệu.
Nhìn chung, phụ nữ thường có nhiều khả năng đi tiểu không tự chủ hoặc rò rỉ nước tiểu nhiều hơn nam giới do sự khác nhau trong cấu tạo giải phẫu và sự thay đổi của cơ thể do sự mang thai và sinh nở. Nam giới có thể thấy nước tiểu chảy nhỏ giọt, dòng chảy yếu, không liên tục và tắc niệu đạo.
Nguyên nhân của những vấn đề hệ tiết niệu khi mắc tiểu đường
Những vấn đề về bàng quang có thể gây ra bởi tổn thương thần kinh do tiểu đường, tổn thương thần kinh vì những nguyên nhân khác, như chấn thương, nhiễm trùng và những bệnh khác. Lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể gây tiểu nhiều.
Nguy cơ bị bệnh tăng lên nếu sự kiểm soát bệnh tiểu đường không tốt, hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, thừa cân, tuổi cao, hút thuốc và lối sống ít vận động. Sử dụng insulin làm tăng nguy cơ tiểu tiện không tự chủ.
Những vấn đề về hệ tiết niệu thường gặp
Bàng quang tăng hoạt động: Những cơn co bàng quang gây nên tình trạng cần đi tiểu khẩn cấp hơn 8 lần trong một ngày hoặc nhiều hơn 2 lần vào ban đêm.
Sự rò rỉ nước tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ có thể là một vấn để. Lựa chọn điều trị đối với sự hoạt động quá mức của bàng quang bao gồm việc dùng thuốc, phương pháp rèn luyện bàng quang ví dụ như hẹn giờ, kích thích điện, bài tập Kegel và phẫu thuật.
Mất kiểm soát cơ thắt bàng quang: Kiểm soát kém cơ thắt bàng quang là do tổn thương thần kinh có thể dẫn đến rò rỉ nếu cơ kiểm soát dòng nước tiểu không thắt chặt được. Mặt khác, việc tiểu tiện cũng gặp khó khăn nếu cơ thắt co chặt. Điều trị tình trạng này có thể sẽ cần dùng thuốc. Tiêm Botox vào khu vực xung quanh cơ thắt bàng quang có thể giúp cơ dãn ra. Tuy nhiên, tổ chức FDA của Mỹ không cho phép sử dụng Botox trong điều trị kiểm soát cơ thắt niệu đạo.
Bí đái: là sự mất khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Bí đái có thể dẫn đến sự dò rỉ nước tiểu, tổn thương thận, viêm thận và nhiễm trùng bàng quang. Lựa chọn điều trị bao gồm dùng thuốc, phương pháp rèn luyện bàng quang ví dụ như hẹn giờ, sử dụng ống dẫn lưu, ống thông niệu đạo, nhận thức được khi bàng quang đầy và mát xa bụng dưới. Dùng thuốc, bài tập Kegel hoặc phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị hỗ trợ sự rò rỉ nước tiểu.
Tiểu nhiều do tăng đường huyết: Khi lượng glucose trong máu tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để tăng đào thải glucose. Não bộ nhận tín hiệu cần nước để pha loãng máu. Nếu thận không thể lọc hết glucose thì lượng glucose dư thừa sẽ đào thải qua nước tiểu. Dịch được lấy từ mô cơ thể để hỗ trợ đào thải đường vào nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng mất nước và các cơn khát. Do việc uống nhiều nước làm dịu đi cơn khát dẫn đến việc người bệnh càng đi tiểu nhiều hơn. Uống nhiều nước là việc tốt và giúp hỗ trợ thận đào thải glucose. Sự kiểm soát tốt lượng đường huyết có thể ngăn chặn những điều này xảy ra.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!