Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiểu đường và tăng nhãn áp: cách bảo vệ đôi mắt?

Lần cuối bạn kiểm tra mắt là khi nào? Hiện nay, khoảng 2.7 triệu người Mỹ trên 40 tuổi bị bệnh tăng nhãn áp và theo thống kê của Viện mắt Quốc gia Hoa Kỳ đến năm 2030, con số này sẽ đạt 4.2 triệu người- tăng 58%.

Một bài kiểm tra mắt có thể phát hiện các dấu hiệu sớm, và với những người mắc tiểu đường nên lưu tâm đặc biệt: Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ cho biết những người mắc tiểu đường có 40% tiến triển tăng nhãn áp hơn những người không mắc bệnh.

Nếu bạn mắc tiểu đường, bạn nên kiểm tra mắt ít nhất 2 năm 1 lần nếu bạn không có dấu hiệu bênh võng mạc và một lần mỗi năm nếu bạn có các vấn đề về mắt. Tổn thương mắt có thể bắt đầu sau khi được chẩn đoán tiểu đường. Chính vì thế, chủ động là rất quan trọng trong dự phòng biến chứng.

Theo  Tổ chức Y tế thế giới, tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể dự phòng được. Phát hiện sớm bằng bài kiểm tra giãn đồng tử có thể giúp sàng lọc tăng nhãn áp; nếu bệnh được phát hiện, điều trị có thể bắt đầu ngay lập tức và phòng ngừa những tổn thương.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là nhóm bệnh lí trong đó áp lực tăng cao bất thường trong mắt, gây tổn thương tiềm ẩn dây thần kinh thị giác và dẫn đến mất thị lực. Có nhiều loại tăng nhãn áp, nhưng 2 loại chính được để cập là tăng nhãn áp góc mở và góc đóng.

  • Tăng nhãn áp góc mở : trong loại này, góc giữa mống mắt và giác mạc mở rộng. Đây là dạng thường gặp nhất của tăng nhãn áp, ảnh hưởng đến 90% bệnh nhân. Loại tăng nhãn áp này tiến triển chậm. Kênh thoát nước trong mắt bị tắc ở mức độ chậm dẫn đến tăng áp lực. Bệnh nhân tăng nhãn áp góc mở thường không có triệu chứng.
  • Tăng nhãn áp góc đóng : Loại này ít phổ biến hơn, khi góc giữa mống mắt và giác mạc bị thu hẹp hoặc đóng lại. Điều này do tắc các kênh thoát, dẫn đến tăng áp lực nội nhãn đột ngột. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng và cần điều trị ngay lập tức.

Những loại tăng nhãn áp khác bao gồm : tăng nhãn áp áp lực bình thường, tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ phát, tăng nhãn áp sắc tố, tăng nhãn áp tróc mảng, tăng nhãn áp do chấn thương, tăng nhãn áp do u mạch, hội chứng nội mạc mống mắt-giác mạc (ICE).

Tôi sẽ tự động mắc bệnh tăng nhãn áp nếu tôi mắc tiểu đường ?

Không, chẩn đoán tiểu đường không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh về mắt, bao gồm tăng nhãn áp. Mặc dù những người mắc tiểu đường có nguy cơ cao tiến triển bệnh về mắt nhưng bạn hoàn toàn có thể dự phòng những vấn đề này.

Làm thế nào để dự phòng vấn đề về mắt ?

Kiểm soát những con số : tăng đường máu và tăng huyết áp có thể tăng nguy cơ bệnh về mắt. Mục đích là giữ lượng HbA1c <7% và huyết áp gần ngưỡng bình thường, nhỏ hơn 140/80. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương dây thị giác.

Bỏ thuốc lá : Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ cho biết hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ tiến triển thoái hóa điểm vàng do tuổi già, đục thủy tinh thể, gây tổn thương dây thị giác, đều dẫn đến mù lòa.

Nếu bạn có vấn đề về mắt : Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tránh những bài tập như nâng tạ và bài tập ảnh hưởng lớn có thể dẫn đến tăng áp lực ở mắt.

Kiểm tra thường xuyên : khi có thể, bạn nên gặp bác sĩ có chuyên môn về chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Chăm sóc y khoa bap gồm kiểm tra độ giãn của mắt với những người có nguy cơ cao tăng nhãn áo bao gồm những bệnh nhân tiểu đường, những người có tiền sử gia đình tăng nhãn áp, người châu Phi- Mỹ tuổi trên 50, người Latinh tuổi trên 65.

Mục đích là kiểm tra mắt giãn hoàn toàn để chẩn đoán. Nếu không có vấn đề gì, tiếp tục kiểm tra hằng năm hoặc 2 năm một lần. Một bài kiểm tra độ giãn mắt hoàn toàn có thể cho thấy nhiều yếu tố nguy có, ví dụ như tăng áp lực nội nhãn, giác mạc mỏng, giải phẫu thần kinh thị giác bất thường. Phát hiện càng sớm càng điều trị sớm và ngăn ngừa diễn tiến. Theo Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, thuốc dùng để tra mắt giảm nguy cơ tăng nhãn áp xuống một nửa.

Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm