Đây được coi là những ‘bệnh truyền thống’ của dân văn phòng.
1. Thoái hóa đốt sống cổ. Hơn 50% dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân là do tư thế ngồi trước máy tính không đúng, ngủ ngồi ngửa cổ trên ghế, gập cổ, ngửa cổ quá nhiều. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên trên 40, nhưng hiện nay ngày càng trẻ hóa
2. Bệnh trĩ. Ở cấp độ nhẹ nhất, trĩ gây ngứa, rát hậu môn, đi đại tiện khó. Ở cấp độ nặng hơn, bệnh gây chảy máu, rỉ máu ở hậu môn. Đặc thù công việc và môi trường làm việc thường phải ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ, ít đi lại, vận động, nên tỉ lệ người mắc bệnh trĩ trong giới làm văn phòng đang có xu hướng tăng cao
3. Khô mắt. Theo thống kê, khoảng 60% nhân viên văn phòng mắc các bệnh lý về mắt, chủ yếu là khô mắt. Nguyên nhân là do 70% thời gian làm việc gắn liền với máy tính
4. Đau vai gáy. Đau vai gáy là căn bệnh thường gặp ở chị em văn phòng, nhưng nhiều người nghĩ là do thời tiết khiến cho bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng
5. Bệnh phụ khoa. Vì tính chất công việc ngồi nhiều đứng ít, ngại uống nước và ngại vệ sinh nên nhiều chị em bị mắc bệnh phụ khoa mà không hay biết. Một số bệnh có thể gây vô sinh hiếm muộn như: lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng, viêm nhiễm vùng kín…
6. Stress. Căng thẳng chính là bệnh chung của xã hội hiện đại do sự áp lực, chỉ tiêu hay cạnh tranh trong công việc. Tuy rằng không dễ giảm bớt áp lực công việc, tuy nhiên vẫn có nhiều cách để em giảm được stress
7. Đau lưng. Đau lưng trên do căng cơ hay vận động không đúng tư thế đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong giới văn phòng. Theo khuyến cáo của Viện y tế Mỹ, chiếc ghế có bánh xe và 5 chân sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng này
8. Đau dạ dày. Nguyên nhân thường là do công việc căng thẳng, stress nhiều, ăn uống không đúng giờ giấc, ngủ không đủ
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.