Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con thì tiết sữa là hoàn toàn bình thường. Các tín hiệu hóc-môn kích thích cơ thể tiết ra một chút sữa non trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh em bé; và cũng chính các hóc-môn này "ra lệnh" cho cơ thể bà mẹ sản bắt đầu sản xuất sữa để nuôi dưỡng em bé mới sinh.
Nhưng cũng có thể những phụ nữ không mang thai, không vừa sinh con và thậm chí là nam giới cũng có thể tiết sữa. Đây gọi là hiện tượng tiết sữa và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Theo bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia sản phụ khoa ở Trung tâm y tế Providence Saint John, Mỹ, hiện tượng tiết sữa xảy ra ở khoảng 20-25% phụ nữ.
Triệu chứng
Triệu chứng phổ biến nhất của hiện tượng tiết sữa là một hoặc hai bên vú sản xuất nhiều sữa. Hiện tượng này hầu hết gặp ở phụ nữ nhưng có thể xảy ra ở nam giới hoặc trẻ sơ sinh.
Những triệu chứng khác có thể bao gồm:
Nguyên nhân
Hiện tượng tiết sữa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và trong một vài trường hợp thì khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Những lí do khiến bạn bị tiết sữa khi không mang thai trải rộng từ sự mất cân bằng hóc-môn cho đến tác dụng phụ của thuốc hay nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Sự gia tăng bất thường hóc-môn prolactin: là nguyên nhân chính của hiện tượng tiết sữa. Thông thường prolactin chỉ được sản xuất tăng lên trong giai đoạn mang thai và nhất là sau khi sinh em bé. Prolactin bị gia tăng sản xuất do nhiều nguyên nhân chưa rõ ràng gây ra như: sử dụng một số loại thuốc, khối u não, sự kích thích quá mức của núm vú và các bệnh lí khác.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh khác: một số thuốc đang điều trị bệnh của bạn có thể gây ra hiện tượng tiết sữa, như các thuốc:
Bệnh lí bạn đang mắc: một số bệnh lí có thể gây tiết sữa khi không mang thai, bao gồm:
Sử dụng thuốc gây nghiện: sử dụng thường xuyên một số thuốc gây nghiện hoặc ma túy, ví dụ như opioat, marijuana và cocain có thể kích thích tiết sữa khi không mang thai. Điều quan trọng là bạn cần nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào và tần suất sử dụng ra sao. Bác sỹ sẽ cân nhắc tới điều này khi chẩn đoán hiện tượng tiết sữa.
Kích thích tuyến vú quá mức: ở một số người, kích thích tuyến vú thường xuyên, quá mức cũng có thể gây tiết sữa. Nó có thể là những kích thích khi quan hệ tình dục hoặc từ những động tác tự khám vú, cũng có thể là do quần áo cọ xát vào núm vú.
Một số bà mẹ nhận con nuôi và mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm tăng lượng prolactin và tiết sữa, tuy nhiên đây là hiện tượng hiếm gặp và rất đáng mừng.
Chẩn đoán và điều trị
Bạn nên nhớ, chỉ có bác sỹ mới chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây tiết sửa của bạn. Do vậy, khi bạn nhận thấy hiện tượng tiết sữa mà bạn không hề mang thai hay sinh con, hãy đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sỹ sẽ hỏi han, thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết, bao gồm từ xét nghiệm mang thai, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp não (nếu cần). Bác sỹ cũng sẽ kiểm tra các tình trạng bệnh lý và các loại thuốc bạn đang dùng để chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân.
Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết sữa, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị bằng các biện pháp thích hợp.
Một số biện pháp mà bạn có thể tự làm thường hay được khuyến cáo như tránh mặc quần áo chật hoặc giảm kích thích núm vú khi quan hệ tình dục, hoặc tìm hiểu và thực hành đúng cách tự khám vú.
Những biện pháp điều trị chuyên môncần được chỉ định và sự giám sát của bác sĩ như thay đổi thuốc (ví dụ chuyển sang loại thuốc chống trầm cảm khác) hoặc uống thêm các thuốc để điều hòa hóc-môn.
Nếu nguyên nhân gây tiết sữa là do sử dụng thuốc gây nghiện hoặc ma túy, bạn sẽ phải được tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy.
Dừng các thuốc chống loạn thần, cắt giảm lượng marijuana, cocain, opiat và hạn chế kích thích núm vú là tất cả các cách để ngừng tiết sữa nếu như đó là nguyên nhân vấn đề của bạn, theo bác sĩ Kevin Audlin của viện nghiên cứu Gynecologic Care ở Trung tâm y tế Mercy, Baltimore, Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cần một vài tháng để hiện tượng tiết sữa dừng hẳn, kể cả sau khi bỏ thuốc.
Nếu nguyên nhân là khối u hoặc các vấn đề khác của tuyến yên, bạn sẽ được điều trị hoặc có thể cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm để quyết định chẩn đoán và điều trị cho bạn.
Bên cạnh đó, điều trị nội khoa có thể làm giảm lượng prolactin xuống và làm ngừng lại từ từ hiện tượng tiết sữa. Thuốc Bromocriptine được sử dụng để giảm prolactin trong máu, giúp điều trị triệu chứng của hiện tượng tiết sữa. Tuy nhiên, bác sỹ sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi cho bạn dùng thuốc này.
Phòng bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết sữa như đã trao đổi ở trên và bạn cần phải đến khám để được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ tiết sữa khi không có thai như:
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn không mang thai hoặc mới sinh con, hoặc đang cho con bú mà bạn thấy tiết sữa hoặc chảy dịch ở một hoặc hai bên núm vú, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sỹ sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị sớm nhất và điều đó tốt cho bạn.
Nếu bạn có hiện tượng tiết sữa thì tin vui cho bạn là tiết sữa thường tự hết hoặc sau khi điều trị nội khoa các bệnh lí là nguyên nhân. Nhưng nếu sau quá trình điều trị, bạn lại thấy tiết sữa trở lại, hãy quay trở lại gặp bác sỹ. Hoặc, dịch tiết từ núm vú của bạn không giống sữa mà trong, có máu hoặc màu vàng thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Nếu bạn có bé trai hay gái bị chảy một ít sữa ở núm vú trong tuần đầu tiên sau khi sinh thì đó cũng là một hiện tượng hết sức bình thường. Ngực của bé có thể sưng lên. Đó là do lượng hóc-môn từ mẹ khi mang thai vẫn còn làm ảnh hưởng đến trẻ. Hiện tượng này sẽ tự hết. Không nên nặn hoặc sờ nắn mô vú của bé quá nhiều.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.