Thuốc lá điện tử, sử dụng chất lỏng có chứa các chất như propylene glycol, glycerol, nicotin và hương liệu, đang rất thịnh hành trong giới trẻ hiện nay. Được phát minh từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, với kỳ vọng như một sự thay thế ít độc hại hơn so với thuốc lá truyền thống, nhưng nghiên cứu gần đây lại chỉ ra: Người hút thuốc lá điện tử có thể gia tăng nguy cơ ung thư, từ một hợp chất hóa học mang tên formaldehyde, gấp 5 đến 15 lần so với người hút thuốc lá.
Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào?
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Portland, Hoa Kỳ. Trong đó, họ đã sử dụng một máy cơ học để mô phỏng lại quá trình hút thuốc của con người. Cỗ máy được cho “hít” hơi thuốc lá điện tử trong vòng 5 phút với 10 hơi được thực hiện, mỗi hơi kéo dài từ 3-4 giây. Hai điều kiện được khảo sát là khi thuốc được hút ở mức điện áp 3.3 và 5 V.
Theo đó, ở mức điện áp 3.3 V, không có mức độ của formaldehyde được phát hiện. Nhưng khi điện áp chuyển lên 5 V, chất hóa học độc hại này được ghi nhận ở mức độ cao hơn nhiều so với thuốc lá truyền thống.
Khi đó, một người hút khoảng 3 ml thuốc lá điện tử mỗi ngày có thể tiêu thụ trên 14 mg formaldehyde. Một ước tính formaldehyde từ thuốc lá thông thường chỉ khoảng 150 mcg mỗi điếu, tương đương 3 mg cho một bao 20 điếu.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết formaldehyde trong hơi của thuốc lá điện tử có thể nguy hiểm hơn trong không khí khi hút thuốc, bởi nó có nồng độ cao hơn và dễ dàng lắng đọng trong phổi. Giáo sư David Peyton đến từ Đại học Portland nói: “Chúng tôi thấy rằng formandehyde ở hình thức này có nồng độ cao hơn bình thường. Tiếp xúc dài hạn với formaldehyde được công nhận góp phần gây ung thư phổi”.
Trên thực tế, formaldehyde là một hợp chất gây ung thư ở người, đã được liệt kê trong danh sách của Viện quốc gia Ung thư Hoa Kỳ. Đó là một chất khí không màu nhưng có mùi mạnh, thường được sử dụng trong công nghiệp gỗ hoặc thủ thuật bảo quản thi hài.
Với mức độ hấp thụ formaldehyde được tính toán, các nhà khoa học chỉ ra rằng nguy cơ gây ung thư cho một người hút 3 ml thuốc lá điện tử một ngày là cao hơn từ 5 đến 15 so với người hút thuốc lá truyền thống, tiêu thụ 1 bao 20 điếu mỗi ngày.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng gây ra nghi ngờ đối với nhiều người, đặc biệt là trong giới tiêu thụ thuốc lá điện tử. Gregory Conley, chủ tịch American Vaping Association, một hiệp hội ủng hộ thuốc lá điện tử cho biết: “Khi các thiết bị thuốc lá điện tử được sử dụng ở mức thiết lập thực tế là 3.7 V, nồng độ formaldehyde chỉ tương tự so với thuốc lá thông thường”.
Chỉ khi điện áp vượt ngưỡng 5 V, gây ra một nhiệt độ quá lớn, formaldehyde mới được sản sinh ở mức độ cao. Điều này được biết đến bởi những người hút thuốc lá điện tử kinh nghiệm, họ gọi đó là hiện tượng “Dry puff”(hít khô). “Dry puff” gây cảm giác rất khó chịu cho người sử dụng và tất cả mọi người đều tránh nó.
Để xác nhận mối nghi ngờ, một nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trong năm 2015 bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Patras, Hy Lạp. Họ tuyển chọn 7 tình nguyện viên là người hút thuốc lá điện tử kinh nghiệm (vaper). Các tình nguyện viên được yêu cầu hút thuốc ở các mức công suất khác nhau của thiết bị để tìm ra điều kiện của một lần “Dry puff”.
Sau đó, họ so sánh lượng các chất hóa học, trong đó có formaldehyde, được phát hành. Kết quả chỉ ra rằng ở điều kiện bình thường, lượng formaldehyde sản sinh bởi thuốc lá điện tử, ngay cả với các thiết bị thế hệ mới là tối thiểu và khả năng gây ung thư là rất thấp. Tuy nhiên, trong hiện tượng ”Dry puff”, lượng formaldehyde đúng là đã gia tăng gấp gần 100 lần và nguy cơ gây ung thư là tồn tại.
Như vậy, mặc dù có những tranh cãi xung quanh việc liệu thuốc lá điện tử là tốt hơn hay nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống, chúng ta cũng đều biết rằng cả hai đều chứa nhiều chất hóa học độc hại và không được khuyển khích sử dụng.
Trong trường hợp của formaldehyde, một chất độc hại có khả năng gây ung thư, nó được tìm thấy cả trong thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử. Đặc biệt, ở thuốc lá điện tử, khi nhiệt độ trở nên quá cao, lượng formaldedyde sẽ tăng đột biến gây nguy hại lớn đối với sức khỏe người sử dụng.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?