Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc kỹ thuật số - hi vọng cho bệnh nhân quên uống thuốc

Việc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận dạng bào chế thuốc kỹ thuật số, trong đó có tích hợp bộ cảm biến mở ra hy vọng theo dõi quá trình tuân thủ thuốc của bệnh nhân.

Thuốc kỹ thuật số - hi vọng cho bệnh nhân quên uống thuốc

Sự chấp thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật số đang được phát triển để theo dõi việc sử dụng thuốc. Đồng thời nó cũng giải quyết vấn đề tốn kém lâu dài đến từ hàng triệu bệnh nhân không tuân thủ thuốc.

Không tuân thủ điều trị gây tổn thất tài chính và sức khỏe

Theo báo cáo của tờ NewYork Times, không tuân thủ thuốc hiện đang được xem như một "dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát" ở Hoa Kỳ, gây tổn thất kinh tế và ảnh hưởng sức khỏe cho người dân Hoa Kỳ hơn bất kỳ căn bệnh nào đang được quan tâm hiện nay. Nghịch lý là “căn bệnh” này hoàn toàn có thể được ngăn ngừa được 100%. Báo cáo này dựa trên một đánh giá được đăng tải trên Tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine ước tính rằng chỉ riêng tại Hoa Kỳ, việc thiếu tuân thủ trong dùng thuốc gây ra gần 125.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Cứ 10 trường hợp không tuân thủ thuốc thì có 1 trường hợp phải nhập viện và áp lực chi phí cho hệ thống y tế lên đến từ 100 đến 289 tỷ đô la một năm. Việc không tuân thủ điều trị mang lại những hậu quả xấu về sức khỏe và tổn hại về kinh tế cho bệnh nhân.

TS.Ameet Sarpatwari - giảng viên y khoa tại Trường đại học y Harvard, cho biết: Thuốc kỹ thuật số mang lại "tiềm năng trong cải thiện sức khoẻ cộng đồng", đặc biệt là cho những bệnh nhân có ý thức muốn dùng thuốc nhưng gặp vấn đề về trí nhớ. Và để đạt được hiệu quả đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng cách.

Thuốc kỹ thuật số - cứu cánh cho việc tuân thủ điều trị

Viên thuốc kỹ thuật số được cải tiến từ thuốc aripiprazole - được chấp thuận để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, điều trị cấp tính chứng hưng cảm và hưng/trầm cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực loại I và được sử dụng như một điều trị bổ sung cho bệnh trầm cảm ở người lớn.

Với sự trợ giúp của điện thoại thông minh, thuốc kỹ thuật số giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị.

Với sự trợ giúp của điện thoại thông minh, thuốc kỹ thuật số giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính có tới 6,7% người dân Hoa Kỳ trải qua một cơn trầm cảm lớn trong năm 2016, trong khi tỷ lệ hiện mắc của chứng rối loạn lưỡng cực gần 4% dân số và bệnh tâm thần phân liệt gần 1% dân số. Các đối tượng bệnh nhân này thường có tâm lý không ổn định, và dễ xuất hiện các ý nghĩ, hay hành động tự tử bằng thuốc.

TS.Mitchell Mathis - giám đốc bộ phận sản phẩm tâm thần học thuộc Trung tâm nghiên cứu và đánh giá dược phẩm của FDA, cho biết: "Có thể theo dõi việc uống thuốc kê đơn ở bệnh nhân tâm thần là rất hữu ích. FDA luôn hỗ trợ phát triển và sử dụng công nghệ mới trong thuốc kê đơn và cam kết làm việc với các công ty để các công nghệ có thể đem lại nhiều lợi ích nhất cho bệnh nhân và nhân viên y tế."

Theo đó, ở  viên thuốc kỹ thuật số, bộ cảm biến được gắn trong viên thuốc, có kích thước chỉ bằng một hạt cát, được làm từ đồng, magiê và silicon (các thành phần được đánh giá là an toàn trong thực phẩm). Được đưa vào cơ thể qua đường uống, bộ cảm biến này sẽ tạo ra một tín hiệu điện khi bị tác động bởi dịch dạ dày trước khi đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Sau vài phút, tín hiệu này sẽ được một thiết bị dưới dạng miếng dán vào da ở vùng dưới sườn trái thu nhận (miếng dán này được sử dụng và thay thế sau mỗi 07 ngày). Thông tin về ngày và thời gian uống thuốc cũng như mức độ hoạt động của bệnh nhân sẽ được truyền tiếp tới ứng dụng trên điện thoại thông minh qua bluetooth. Ứng dụng cũng cho phép bệnh nhân thêm vào các dữ liệu như: tâm trạng và thời lượng nghỉ ngơi của mình để truyền tải tới bác sĩ hoặc người thân. Dựa vào các dữ liệu thu được, bác sĩ và những người liên quan có thể đánh giá quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Các chuyên gia cho biết, bên cạnh lợi ích cho những bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần, công nghệ này cũng hứa hẹn sự chào đón từ những bệnh nhân lớn tuổi cần sự giúp đỡ nhớ để uống thuốc hoặc một số bệnh đặc biệt yêu cầu thời gian sử dụng thuốc ngặt nghèo, chẳng hạn như bệnh lao. Một số chuyên gia cũng đưa ra ý tưởng kết hợp công nghệ này vào các loại thuốc đắt tiền nhằm tiết kiệm chi phí từ việc thiếu tuân thủ. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để theo dõi tình hình sử dụng thuốc opioid ở các bệnh nhân sau phẫu thuật nhằm tránh lạm dụng hoặc quá liều. Một ý tưởng sử dụng đang gây tranh cãi khác là kê đơn thuốc kỹ thuật số như một điều kiện để một số bệnh nhân tâm thần có thể được xuất viện.

Vẫn còn những rào cản

TS.Jeffrey Lieberman - Chủ tịch Viện tâm thần học tại Đại học Columbia và là giám đốc bệnh viện NewYork-Presbyterian, Hoa Kỳ, cho biết: nhiều bác sĩ tâm thần sẽ rất hào hứng với công nghệ số này, đặc biệt là sử dụng cho những bệnh nhân vừa mới trải qua giai đoạn đầu của chứng loạn thần và có nguy cơ cao ngừng dùng thuốc. Nhưng ông cũng lưu ý rằng công nghệ này chỉ mới được chấp thuận để theo dõi liều lượng và cần có nghiên cứu lớn hơn để chứng minh về hiệu quả cải thiện sự tuân thủ dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc kỹ thuật số cũng vấp phải những rào cản đáng kể trong quá trình sử dụng như: yêu cầu về công nghệ, các quy trình sử dụng, thay thế miếng dán… đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân có vấn đề về tâm thần. Thuốc kỹ thuật số cũng bị nghi ngại vì được cho rằng sẽ tạo nên áp lực tâm lý cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng. Và một rào cản khác nữa đến từ tâm lý khi không phải ai cũng sẵn sàng uống một thiết bị kỹ thuật số vào người.

Bộ cảm biến được gắn trong viên thuốc có kích thước chỉ bằng hạt cát.

Bộ cảm biến được gắn trong viên thuốc có kích thước chỉ bằng hạt cát.

Trước khi được chấp thuận tại Hoa Kỳ, viên thuốc kỹ thuật số aripiprazole đã được đưa vào sử dụng từ năm 2016 trên 9 hệ thống y tế ở 6 quốc gia bao gồm cả các bệnh nhân cao huyết áp và viêm gan C. Các nghiên cứu lớn chắc chắn sẽ được tiến hành sớm để đánh giá hiệu quả của công nghệ này trong điều trị. Bước đầu, ông Adam Hanina, giám đốc điều hành của công ty AiCure, một công ty chuyên phát triển dữ liệu trực quan trên nền tảng điện thoại thông minh, cho biết: đã ghi nhận những thành công trên các bệnh nhân lao được điều trị cơ quan y tế bang Los Angeles và đang tiếp tục triển khai ở bang Illinois, Hoa Kỳ. Để phát triển rộng rãi công nghệ mới này, cần có một chiến lược giá phù hợp. Vì công nghệ này đã mất nhiều năm để đưa ra thị trường và cũng tiêu tốn ít nhất 400 triệu đô la từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về chi trả/đồng chi trả của bảo hiểm cũng là yếu tố tiên quyết quyết định sự phát triển bùng nổ của công nghệ này trong năm 2018 cũng như các năm tới.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang kỳ vọng vào sự phát triển của một công nghệ kỹ thuật số khác có tên là ID-Cap đang được thử nghiệm với thuốc opioids, và thuốc H.I.V. Công nghệ này được chế tạo từ magiê và bạc clorua nhưng không cần miếng dán thu - truyền tín hiệu bởi nó có thể tạo ra “một tín hiệu radio tần số thấp có thể được ghi nhận bởi một ăng ten nhỏ ở gần bệnh nhân." Công ty sở hữu công nghệ này cho biết, họ cũng đang nỗ lực tìm kiếm sự chấp thuận của FDA cho sản phẩm của mình vào năm 2018.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 1Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 2

DS. Nguyễn Hải Đăng - Theo Sức khỏe & Đời sống/New York Times
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm