Hiểu về quá trình tiêu hóa và khó tiêu
Trong những bài lần trước, chúng ta đã biết rằng quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến dạ dày ruột non ruột già và kết thúc ở hậu môn. Quá trình này có sự tham gia của các Enzyme, Acid mật, Acid dịch vị. Thời gian tiêu hóa thông thường trong khoảng 48-72 tiếng và phụ thuộc vào từng loại thực phẩm.
Thời gian tiêu hóa nhanh nhất là các thực phẩm có chứa đường đơn (hoa quả, bánh mì trắng, cơm trắng…) và lâu nhất là những thực phẩm cung cấp chất đạm (protein), hay các món ăn chứa nhiều chất béo như món quay, rán.
Ví dụ cụ thể như thịt đỏ và cá có thể mất tới 12 - 24 tiếng để được tiêu hoá hoàn toàn. Vì protein và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ. Trong khi đó, những loại đồ ăn vặt nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn như bánh, kẹo được tiêu hóa khá nhanh trong vòng 20 - 30 phút. Do đó, khi sử dụng các loại đồ ăn vặt này thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy đói, nhưng nếu lạm dụng có thể dẫn đến tăng đường máu mỡ máu, thừa cân béo phì.
Cảm giác khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất là do rối loạn của một bộ phân nào đó thuộc đường tiêu hóa: bệnh lý răng miệng khoa nhai, viêm nhiễm dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày, kém hấp thu, viêm đại tràng...Bên cạnh đó là do chế độ ăn không hợp lý, mất cân đối, thiếu chất xơ, không đủ nước,… kết hợp với trạng thái căng thẳng lo âu có thể làm rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa.
Hiểu về mối liên hệ đối với thực phẩm
Thế nên, nói thực phẩm nào đó gây khó tiêu là không chính xác. Khi cơ thể có các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,… cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng để có thể giải quyết dứt điểm vấn đề.
Liên quan đến thực phẩm, cần lựa chọn sử dụng thực phẩm hàng ngày hợp lý, sạch, đủ dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu mỗi người, và quan trọng nhất là duy trì một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng.
Về nguyên tắc, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên bữa ăn gia đình cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và xơ) cũng như thay đổi món thường xuyên bảo đảm khẩu phần ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nhóm giàu chất đạm nên bao gồm thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ. Ngoài ra, trong bữa ăn cần có nhóm giàu chất béo và nhóm rau quả. Trung bình ngày ăn 3 bữa. Không nên nhịn ăn sáng và bữa tối không nên ăn quá no.
Đối với mì ăn liền, thành phần trong mì ăn liền bao gồm chủ yếu là chất bột đường (40g -50g), một phần chất béo (10-13g) và chất đạm (6.8 g). Thành phần này cũng tương tự các thực phẩm khác như bánh mì, bún phở,… Do đó, người dùng cũng nên phối hợp mì ăn liền với các loại thực phẩm ở các nhóm khác để có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.
Đôi khi người tiêu dùng có rối loạn tiêu hóa (trào ngược dạ dày, viêm nhiễm dạ dày), có thói quen dinh dưỡng và lối sống chưa khoa học…dẫn dến tình trạng khó chịu, khó tiêu khi sử dụng thực phẩm. Điều này cũng xảy ra với bất kỳ thực phẩm nào chứ không phải chỉ riêng mì ăn liền.
Ngoài ra, hãy thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực hơn, có ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động thể lực, từ bỏ các thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, loại bỏ các stress tinh thần. Đó mới là cách để khó tiêu không còn là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Táo bón ở Phụ nữ mang thai – mối liên quan đến mì ăn liền
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.