Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Táo bón ở Phụ nữ mang thai – mối liên quan đến mì ăn liền

Táo bón là tình trạng gây đau bụng, cảm giác khó chịu, khó khăn và bất thường về tần suất đi ngoài. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Theo ước tính, có tới 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón trong 1 thời điểm của thai kỳ.

Tại sao lại xảy ra táo bón khi mang thai?

Ở người bình thường, một số nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón bao gồm tình trạng lo lắng, căng thẳng, sự hạn chế vận động và khẩu phần ăn thiếu chất xơ. Đối với các bà mẹ mang thai, còn thêm một số nguyên nhân đặc biệt có thể kéo theo tình trạng này, bao gồm:

  1. Chế độ ăn uống

Đối với các bà mẹ mang thai, chế độ ăn uống cần bổ sung thêm nhiều chất, tăng cả về số lượng và chất lượng. Điều này đôi khi khiến các bà mẹ tập trung vào bổ sung các chất dinh dưỡng khác mà không để ý đến chất xơ, dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ. Chất xơ giúp tăng nhu động của ruột, tăng kích thước khối phân, giúp phân dễ di chuyển và mềm hơn, đào thải ra ngoài dễ hơn. Ngoài ra, việc các bà mẹ uống không đủ nước cũng có thể gây táo bón, khi nhu cầu nước trong thời gian này cao hơn so với bình thường.

  1. Tinh thần, cảm xúc

Trong thời gian mang thai, người mẹ còn gặp nhiều sự thay đổi về mặt cảm xúc như lo âu, hồi hộp. Đôi khi, tình trạng căng thẳng quá mức có thể kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, trong đó có táo bón. Căng thẳng thần kinh có thể gặp trong giai đoạn này khi cơ thể xảy ra nhiều sự biến đổi, từ hormone tới tinh thần bản thân khi chuẩn bị cho sự kiện trọng đại mới này.

  1. Thay đổi hormone

Tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai còn có thể xảy ra do sự thay đổi hormone trong hệ nội tiết cơ thể, khiến giãn và giảm hoạt động của các nhu động ruột. Đồng thời, áp lực chèn ép của vùng tử cung lên cơ quan tiêu hóa cũng khiến thức ăn bị ngưng trệ hoặc di chuyển chậm.

  1. Sử dụng thực phẩm bổ sung

Đôi khi, việc sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt, cũng như bổ sung sắt ở liều vừa phải, chậm rãi và đều đặn. Tránh tình trạng bổ sung đột ngột có thể kéo theo nhiều tác hại trong đó có táo bón.

Đồng thời, việc sử dụng các loại thực phẩm cần khắt khe và cẩn thận hơn, vì chúng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Những thực phẩm tiêu cực như rượu bia, chất kích thích như cà phê, nước chè… không nên sử dụng trong thời gian này. Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, tự nhiên như rau củ quả, trái cây tươi, hoa quả chín.

Phụ nữ mang thai có ăn mì ăn liền được không?

Một số thực phẩm ăn nhanh yêu thích như mì ăn liền vẫn có thể được sử dụng, nếu biết sử dụng đúng cách. Theo quan niệm của nhiều người, ăn mì ăn liền gây nên nhiều tiêu cực cho sức khỏe như nóng, nổi mụn, khó tiêu, và có thể gây táo bón. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây khó tiêu hay táo bón như nhiều người vẫn nghĩ.

Nếu xét về năng lượng - số kcal do một gói mì ăn liền cung cấp, khoảng 300-400kcal thì cũng chỉ tương đương với số kcal có được khi ăn một bát bún cá, và còn thiếu 100kcal nữa mới bằng số kcal do một suất bún chả cung cấp.

Đồng thời, lượng chất béo có trong các loại mì ăn liền thông dụng thường vào khoảng 10-11g, tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả ăn hàng ngày. Lượng chất béo này chỉ chiếm 16 - 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày và cũng chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng.

Và khi sử dụng mì ăn liền nên kết hợp với thịt, trứng, các loại rau xanh, nấm, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, không gây táo bón.

Điều gì cần lưu ý khi ăn?

Ăn gì trong giai đoạn này là một điều cần quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn này, bà mẹ cần cung cấp đủ chất xơ thông qua các thực phẩm lành mạnh như rau củ, ngũ cốc ăn sáng, bột ngũ cốc, hay các loại hoa quả. Theo các khuyến cáo, cần cung cấp 25 – 30 gam chất xơ trong 1 ngày để đảm bảo nhu cầu và dự phòng tránh tình trạng táo bón.

Uống nhiều nước là điều cần lưu ý đặc biệt. Khi tăng cường chất xơ trong cơ thể, lượng nước cần đưa vào cũng cần tăng lên để tương xứng. Bạn nên uống đủ trên 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu cho cơ thể.

Bạn cũng nên đưa ra cho bản thân một chế độ vận động và tập thể dục hợp lý, tránh tình trạng không vận động quá lâu. Điều này rất có ích cho dự phòng táo bón. Đi bộ, bơi nhẹ nhàng hay những bài tập yoga phù hợp sẽ là sự lựa chọn vô cùng thích hợp.

Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng các loại thuốc bổ trợ trong thời gian này, đặc biệt là bổ sung sắt. Bổ sung sắt là cần thiết và quan trọng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và tuân thủ theo hướng dẫn.

Lời kết

Táo bón rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, và chúng có thể gây ra nhiều phiền toái cho bạn trong giai đoạn này. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón như chế độ ăn uống, vận động, tinh thần hay sử dụng các thuốc bổ sung. Các chuyên gia khuyến khích nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, sử dụng nhiều rau củ, hoa quả chín và tránh các thực phẩm nhanh, thực phẩm công nghiệp. Việc sử dụng đồ ăn cân bằng và giá trị phụ thuộc vào cách lựa chọn, cách chế biến và hình thức sử dụng nên bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để có những quyết định đúng đắn nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu quả và giải pháp cải thiện tình trạng khó tiêu

 

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm