Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để khắc phục táo bón sau sinh?

Táo bón là hiện tượng hậu sản thường thấy và có thể kéo dài trong quá trình cho con bú. Một số biện pháp sau sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở các bà mẹ sau sinh.

Táo bón sau sinh gây ra nhiều bất tiện với người mẹ vừa trải quá trình sinh nở khó khăn. Một số bà bầu thường mắc bệnh trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ, dẫn đến hiện tượng táo bón trở nặng sau khi sinh và có thể kéo dài trong quá trình cho con bú. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón sau sinh: rối loạn tiêu hóa do ăn uống, hormone thay đổi thất thường, một số loại thuốc người mẹ sử dụng. Đặc biệt, người mẹ có thể rách tầng sinh môn trong quá trình sinh nở, do đó thường bị đau khi đi đại tiện. 

Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiêu hóa của người mẹ và có thể gây ra một số bệnh về tiêu hóa. Do đó, bà mẹ sau sinh có thể thử một số biện pháp sau để cải thiện hiện tượng này.

Ăn nhiều chất xơ

Bà mẹ sau sinh nên bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón

Phụ nữ cần trung bình 25gr chất xơ mỗi ngày, nhưng nhiều bà bầu tập trung bổ sung nhiều chất đạm hơn là rau củ. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hạt họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau củ giúp ngăn chặn và cải thiện táo bón. 

Ngoài ra, ăn 2-3 quả mận khô là mẹo trị táo bón cho mẹ mới sinh. Trong mận khô chứa nhiều chất xơ và sorbitol, một chất nhuận tràng tự nhiên. bà bầu nên ăn một lượng mận khô vừa phải, theo hướng dẫn của bác sỹ để không gây tác dụng phụ.

Uống nhiều nước ấm

Uống nhiều nước sau sinh không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn có tác dụng kích sữa. Nếu không uống đủ nước, đại tràng sẽ không hoạt động trơn tru như bình thường, phân khô cứng, dẫn đến đại tiện khó. Khi ăn nhiều chất xơ, các bà mẹ cũng cần uống nhiều nước để tránh đầy hơi, trướng bụng.

Vận động nhẹ nhàng

Hoạt động thể chất giúp tăng lưu thông máu và oxy đến các cơ quan, trong đó có đường ruột. Ngồi, nằm quá lâu có thể dẫn đến tiêu hóa kém và táo bón. Bà mẹ sau sinh khó có thời gian để tập luyện, nhưng một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ quanh nhà có thể giúp bạn năng động hơn. 

Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Người mẹ có thể dùng 1 chiếc ghế thấp để hỗ trợ đại tiện (tư thế ngoài cùng bên phải)

Tư thế ngồi xổm thuận lợi nhất cho việc đại tiện. Khi ngồi trên bồn cầu, các bà mẹ có thể dùng một chiếc ghế thấp để kê chân, sao cho đầu gối cao hơn xương chậu.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh nên quan tâm đến cơ thể để nhận ra khoảng thời gian trong ngày khiến bạn cần đi vệ sinh. Bạn có thể ăn nhẹ hoặc uống nước trước đó để đại tràng có thể hoạt động dễ dàng nhất, giảm hiện tượng táo bón.

Giữ tâm lý thoải mái

Khi đại tiện, người mẹ không nên nóng vội. Hãy dành không quá 5 phút để hít thở thật sâu để thả lỏng vùng chậu, giúp điều hòa những cơ bắp có thể bị tổn thương do quá trình sinh nở. Ngoài ra, việc xoa bóp bụng dưới theo chiều kim đồng hồ cũng là biện pháp hữu hiệu để kích thích nhu động đường ruột, khắc phục hiện tượng táo bón. 

Stress có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể khiến táo bón kéo dài lâu hơn. Do đó, người mẹ nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và chăm con, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để giữ tâm lý thoải mái.

Can thiệp của bác sỹ

Táo bón sau sinh có thể điều trị bằng thuốc nhuận tràng, tuy nhiên, cần có chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ trước khi sử dụng. Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra hiện tượng táo bón ở phụ nữ sau sinh.

Quá trình mang thai có thể chèn ép và tổn thương một số cơ và dây thần kinh vùng chậu. Nếu hiện tượng táo bón sau sinh đi kèm cơn đau khi quan hệ hoặc són tiểu, hoặc không cảm thấy nhu cầu đại tiện, người mẹ nên liên hệ với bác sỹ phụ khoa để được tư vấn điều trị. 

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cơ thể của phụ nữ thay đổi như thế nào sau khi sinh?

Quỳnh Trang H+ (Theo Parents) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm