Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khi bạn bị táo bón?

Nếu táo bón là mạn tính, bước đầu tiên bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan.

Trên thực tế, một khảo sát gần đây cho thấy sức khỏe đường ruột chỉ đứng thứ 2 sau sức khoẻ tình dục trong danh sách những điều xấu hổ khi nói với bác sĩ của họ.

Chưa hết, nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng 1 trong 7 người lớn và 1 trong 3 trẻ em bị táo bón tại bất kỳ thời gian nào ở Anh. Trung bình khoảng 182 người thừa nhận đến bệnh viện mỗi ngày vì táo bón và chi phí y tế cho kế hoạch điều trị táo bón là một con số lớn 145 triệu bảng trong năm 2014/2015.

Táo bón là một vấn đề lớn và phần lớn mọi người không muốn nói về sức khỏe đường ruột đặc biệt chủ đề về phân. 

Định nghĩa

Táo bón thì không chỉ đề cập đến tần số của nhu động ruột mà nó còn mô tả một tập hợp triệu chứng bao gồm:

  •  Rặn quá mức
  •  Viên phân cứng
  •  Hạn chế bài tiết
  •  Cảm giác bạn không thể đi đại tiện
  •  Giảm nhu động ruột

Táo bón mang tính cá nhân cao. Không nhất thiết phải đi vệ sinh mỗi ngày, và trên thực tế chỉ có khoảng một nửa dân số đi đại tiện mỗi ngày.

Nguyên nhân gây táo bón?

Các nguyên nhân bao gồm chế độ ăn, tâm lý, thể chất, cảm xúc và nội tiết tố, sự kết hợp của chúng sẽ khác nhau đối với mỗi cá nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

• Chất xơ và táo bón

Chất xơ thường không được hấp thu, vì vậy nó sẽ di chuyển qua đường tiêu hóa, mang theo các chất cặn bã được đào thải khác. Chất xơ cũng có xu hướng hấp thu nước, giúp giữ cho phân của bạn mềm và thành khuân.

Một "chế độ ăn phương Tây" điển hình bao gồm nhiều thực phẩm chế biến và ít trái cây và rau quả thường chứa ít chất xơ, và điều này làm tăng nguy cơ táo bón. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ có thể không hữu ích trong việc điều trị táo bón, nhưng tốt trong việc dự phòng nó. Ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và đậu lăng là một số nguồn chất xơ tốt.

• Một số loại thuốc và táo bón

Táo bón là tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc được kê đơn bao gồm thuốc gây nghiện, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và một số thuốc kháng axit (có chứa canxi và nhôm). Một số loại bổ sung sắt cũng có thể gây táo bón. Nếu bạn không chắc chắn về tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng, hãy xin tư vấn với bác sĩ của bạn.

• Căng thẳng và táo bón

Các nghiên cứu về táo bón ở người trưởng thành đã xác nhận các yếu tố tâm lý có thể đóng một vai trò lớn. Rằng não và ruột có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, và tác động của việc căng thẳng cùng các vấn đề chưa được giải quyết có thể ảnh hưởng đến thói quen đi vệ sinh của bạn.

• Thuốc nhuận tràng và táo bón

Những người mắc bệnh táo bón mãn tính có thể được kê đơn thuốc nhuận tràng để hỗ trợ nhu động ruột. Trong khi những thứ này có hiệu quả, theo thời gian chúng khiến ruột bị lười biếng. Các cá nhân trở nên phụ thuộc vào thuốc để có thể đi vệ sinh, và khi họ ngừng thuốc chứng, táo bón thường xảy ra.

• Môi trường làm việc
Nhiều người có vấn đề với việc đi vệ sinh ở nơi công cộng hoặc nơi làm việc trong khi những người khác cảm thấy quá bận rộn để đi. Nhưng nhu động ruột, chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và điều quan trọng là không nên bỏ qua tín hiệu này. Việc không đi vệ sinh ngay và để đến một thời gian thuận tiện hơn (chẳng hạn như khi bạn về nhà), có thể dẫn đến táo bón. Phân nằm trong ruột càng lâu, nước càng được tái hấp thu từ nó và khiến nó khó di chuyển hơn.

• Hormone và táo bón

Phụ nữ có thể thấy nhu động ruột của họ thay đổi tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Điều này phần lớn là do sự dao động nồng độ hormone estrogen và progesterone, có thể ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển tại đường tiêu hóa. Mang thai cũng mang lại những thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ dễ bị táo bón.

• Tập thể dục và táo bón

Tập thể dục thường xuyên là cần thiết để thúc đẩy các cơn co thắt bình thường của ruột, và một lối sống rất ít vận động có thể gây táo bón mãn tính. Điều này đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi, khi khả năng vận động bị hạn chế.

• Nước và táo bón

Nếu bạn bị mất nước, cơ thể bạn sẽ cố gắng bù đắp sự thiếu nước bằng cách hấp thụ nó từ càng nhiều nguồn càng tốt, và phân là mục tiêu đầu tiên của nó. Điều này có thể làm cho phân khô, và khó ra ngoài. Nước cũng rất cần thiết để giữ cho mọi thứ di chuyển qua ruột và nếu thiếu, nhu động ruột có thể chậm lại.

Giải pháp điều trị táo bón

Nếu táo bón là mạn tính, bước đầu tiên bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan. 

- Trở thành một phần của thói quen buổi sáng của bạn

Cố gắng đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi sáng: nhu động thường cao nhất vào thời điểm này, đặc biệt là sau khi ăn sáng. Hãy chắc chắn rằng bạn cho mình đủ thời gian để đi vệ sinh.

- Hỗ trợ

Đối với một số cá nhân, đó là một loại cà phê buổi sáng mạnh mẽ, đối với những người khác, đó là ngũ cốc ăn sáng hàng ngày của họ. Hãy khám phá và tìm ra giải pháp hỗ trợ đi vệ sinh của riêng bạn.

- Ghi chép thực phẩm

Nếu bạn nghĩ rằng chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò, cách tốt nhất bạn có thể xác định các thực phẩm thủ phạm là ghi chép thực phẩm và triệu chứng trong ít nhất một vài tuần, và tìm kiếm các vấn đề. Một số thực phẩm phổ biến gây ra táo bón bao gồm sữa, trứng và thịt, mặc dù điều này rất riêng lẻ.

- Uống nhiều nước

Sử dụng màu sắc của nước tiểu như một hướng dẫn cho dù bạn có bị mất nước hay không . Tốt nhất là màu trắng hoặc vàng nhạt. Bạn cũng nên lưu ý rằng uống rượu bia gây mất nước cho cơ thể, và nên tránh, hoặc ít nhất là giữ ở mức tối thiểu, nếu bạn đang bị táo bón mạn tính.

- Thử các kỹ thuật thư giãn

Nếu bạn tin rằng căng thẳng hoặc các vấn đề cảm xúc có thể là nguyên nhân gây táo bón của bạn, các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga và tập thở có thể hữu ích.

- Bổ sung magiê

Đối với một số người, magiê có thể hữu ích - nó có tác dụng nhuận tràng trong do tăng cường nước tại ruột. Nguồn magiê phong phú trong chế độ ăn uống của bạn là rau xanh đậm, các loại hạt, cá, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bơ.

Khi nào nên gặp bác sỹ

Nếu bạn nhận thấy các vấn đề táo bón mạn tính hoặc máu trong phân của bạn (từ những vệt đỏ tươi đến phân sẫm màu) thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám.

Tương tự như vậy, nếu bạn  mất cảm giác ngon miệng, đang giảm cân một cách không chủ ý hoặc cảm thấy đầy hơi bất thường thì tốt nhất nên đến gặp bác sỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 thực phẩm tốt cho người bị táo bón

Theo Netdoctor

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm