Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực đơn cho rối loạn mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn của quá trình sinh lý của phụ nữ 45 - 55 tuổi trước và sau khi hết kinh, là một thời kỳ thay đổi đặc thù của một đời người, tức thời kỳ biến đổi mang tính suy thoái. Những thực đơn dưới đây giúp phụ nữ nhẹ nhàng vượt qua khỏi kỳ này.

Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh lúc này, chức năng buồng trứng bắt đầu suy thoái, mức ostrogen giảm xuống thấy rõ, ngoài sự biến đổi của hệ thống sinh dục, nội tiết tố và thần kinh ra, khả năng phản ứng của cơ thể cũng suy giảm, sức đề kháng cũng suy giảm, nữ giới trong giai đoạn này hoặc nhiều hoặc ít có sự bất ổn. Triệu chứng thường gặp nhất gồm: ửng đỏ,  vã mồ hôi và hồi hộp, kế đến là triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, như: mỏi mệt, không sức tập trung, âu lo, căng thẳng, cảm xúc bất ổn, dễ kích động, mất ngủ, đa nghi, người có cảm giác bất thường, váng đầu, ù tai…

Gỏi sứa - rau cần

Nguyên liệu:

- Rau cần (300g): tính mát, vị ngọt, cay. Công năng bình can tiềm dương, thanh nhiệt lợi thủy, cầm máu, trị đới. Có chứa vitamin A, vitamin C, canxi, phosphor, kali (K)...

 
 

- Sứa (200g): tính bình, vị mặn. Công năng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can giải độc, trị ho, giảm áp, dưỡng âm, tiêu ung. Có chứa Ca, P, K, Mg…

- Hành, gừng, muối, dấm gạo, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: rau cần lặt bỏ lá già rửa sạch, cắt đoạn. Trụng qua nước sôi vớt ra, bỏ trong nước lạnh. Lưu ý, giữ lại nước luộc rau cần, dùng uống thay trà, có hiệu quả rất tốt đối với bệnh tăng huyết áp. Sứa rửa sạch thái sợi, trụng qua nước sôi, cùng rau cần đặt vào trong thau. Lấy 1 chén, thêm dấm gạo, muối, dầu mè, hành, gừng, làm thành nước xốt, rưới lên rau cần và sứa, trộn đều thì dùng.

Tác dụng: thanh nhạt khoái khẩu. Có tác dụng làm giãn mạch, làm hạ huyết áp. Món ăn thích hợp dùng cho người có hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, người tiền mãn kinh và mãn kinh kèm tăng huyết áp. Thích hợp dùng cho người viêm đường tiết niệu, viêm phần phụ. Sứa là chất gây kích ứng, người có bệnh ngoài da, hen suyễn, đột quỵ kiêng dùng.

Củ cải xào tần ô

Nguyên liệu:

- Củ cải (300g): tính mát, vị ngọt. Công năng tiêu thực, hóa đàm, hạ khí khoan trung. Có chứa Ca, P, K, Mg…

- Tần ô (150g): tính ấm, cay. Công năng thanh nhiệt hóa đàm. Có chứa vitamin A, Ca, P…

- Tiêu, muối, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: củ cải rửa sạch thái cọng sử dụng sau. Tần ô rửa sạch cắt đoạn. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, thêm củ cải đảo đều, gần chín, thêm tần ô, kèm bột nêm, tiêu, muối gia vị. Dùng bột năng làm xốt, múc ra đĩa.

Tác dụng: thanh mát khoái khẩu. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, tiêu tích. Món ăn thích hợp dùng cho người tiền mãn kinh và mãn kinh giảm béo. Cũng thích hợp dùng cho người ăn uống tích trệ, người rối loạn tiêu hóa. Thích hợp dùng cho người ho suyễn do đàm thấp. Nhân sâm tương kỵ với củ cải, khi dùng món ăn này thì không dùng nhân sâm.

Thịt sườn hầm đậu nành

Nguyên liệu:

- Đậu nành (200g): tính bình, vị ngọt. Công năng kiện tỳ khoan trung, ích khí. Có chứa protid, Ca, P, K và phyto-estrogen…

- Thịt sườn (0,5 kg): tính bình, vị ngọt, mặn. Công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Có chứa protid, P, K, Mg, Ca…

- Rượu đế, nước tương, muối tinh luyện, hành, gừng, dấm gạo với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: đậu nành ngâm trong nước ấm sử dụng sau. Thịt sườn rửa sạch, trụng qua nước sôi. Bắc nồi lên bếp, đổ dầu, phi thơm hành gừng, thêm thịt sườn đảo đều, nêm ít rượu đế, nước tương, dấm gạo, muối và nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa to, rồi chuyển lửa nhỏ, đổ vào đậu nành, hầm đến khi đậu và thịt sườn nhừ thì dùng.

Tác dụng: vị ngon khoái khẩu. Giúp bổ sung canxi, kiện tỳ ích vị.

Thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị suy nhược cơ thể. Thích hợp dùng cho chị em tiền mãn kinh và mãn kinh bị loãng xương. Món ăn này chứa đạm thực vật hơi nhiều, người suy chức năng thận kiêng dùng.

Gỏi xà lách

Nguyên liệu:

- Xà lách (300g): tính mát, vị cay. Công năng tuyên phế khu đàm. Có chứa vitamin A, Ca, K...

- Muối, bột nêm, dầu mè, dấm gạo, nước tương, tỏi...

Chế biến: xà lách rửa sạch, cắt lát to cho vào khay, thêm muối vừa đủ ướp 15 phút, chờ khi ra nước, dùng tay vắt sạch nước đặt trong đĩa. Tỏi dùng dao băm nhuyễn. Lấy 1 chén nhỏ, cho vào tỏi băm, dầu mè, bột nêm, dấm gạo, nước tương, làm thành xốt, rưới lên xà lách, trộn đều thì dùng.

Tác dụng: vị ngon khoái khẩu. Có tác dụng tuyên phế khu đàm. Thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị bệnh đái tháo đường. Cũng thích hợp dùng cho người béo phì, tăng huyết áp, cao mỡ máu. Người tỳ vị suy nhược hoặc kali máu cao tiểu ít dùng thận trọng.

Khổ qua xào chay

Nguyên liệu:

- Khổ qua (mướp đắng 300g): tính mát, vị ngọt. Công năng thanh thử nhiệt, giải độc sát trùng, sáng mắt. Có chứa vitamin A, vitamin C, K… có tác dụng giảm đường huyết.

 

- Muối, bột nêm, nước tương, bột năng vừa đủ.

Chế biến: khổ qua rửa sạch, thái lát, trụng qua nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh. Bắc chảo lên bếp, đổ ít dầu, thêm khổ qua đảo đều, gần chín, nêm muối, bột nêm, nước tương, sau cùng dùng bột nêm làm xốt, múc ra đĩa.

Tác dụng: thanh giòn khoái khẩu. Có tác dụng thanh thử nhiệt, giảm độc, giảm đường, sáng mắt.

Cách dùng: thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh kèm bệnh tiểu đường, nhất là dùng ăn vào mùa hè. Thích hợp dùng cho người bị viêm kết mạc cấp tính (đau mắt đỏ). Món ăn mang tính mát, người tỳ vị hư hàn kiêng dùng.

Cháo chem chép - trứng bắc thảo

Nguyên liệu:

- Chem chép khô (50g): tính ấm, vị mặn. Công năng bổ can thận, ích tinh khí, cầm máu, tráng dương. Có chứa Ca, P, K…

- Trứng bắc thảo (1 quả, khoảng 50g): tính mát, vị ngọt. Công năng tư âm, thanh phế trị ho, trị lỵ. Có chứa vitamin A, P…

- Gạo tẻ (100g): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị. Có chứa carbohydrate, protid, lipid và vitamin nhóm B…

Chế biến: chem chép khô ngâm trong nước ấm, trứng bắc thảo lột vỏ rửa sạch, cắt nhuyễn, gạo tẻ vo sạch. Đổ nước vào nồi, thêm gạo, chem chép, trứng bắc thảo, đun sôi lên bằng lửa mạnh, sau đó chuyển lửa nhỏ, chờ đến khi gạo nở, cháo sệt thì múc ra.

Tác dụng: ngon bùi khoái khẩu. Có tác dụng bổ can thận, ích tinh khí, thanh phế trị ho. Thích hợp dùng làm món ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Cũng thích hợp dùng làm món bồi bổ cho chị em kinh nguyệt ra nhiều và người già suy nhược cơ thể. Người bệnh ngoài da kiêng dùng.

Chè đậu xanh - phổ tai

Nguyên liệu:

- Phổ tai ngâm nở (100g): tính mát, không độc. Công năng thanh nhiệt lợi thủy, nhuyễn kiên tiêu thũng, cầm máu. Có chứa K, Mg...

- Đậu xanh (100g): tính mát, vị ngọt. Công năng thanh nhiệt giải độc. Có chứa P, K, Mg…

- Đường thẻ vừa đủ.

Chế biến: phổ tai ngâm nở rửa sạch, thái nhỏ, đậu xanh vo sạch. Bắc nồi lên bếp, đổ nước vừa đủ, thêm đậu xanh, đun sôi bằng lửa mạnh, rồi chuyển sang lửa nhỏ, cho đến khi đậu xanh gần nhừ, thêm phổ tai, dùng lửa riu, chờ khi đậu nhừ, nêm đường đen, múc ra chén.

Tác dụng: thanh nhạt ngọt bùi. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, nhuyễn kiên giải độc, cầm máu. Thích hợp dùng cho chị em tiền mãn kinh và mãn kinh kèm ngứa chỗ kín. Thích hợp dùng phòng trị bướu cổ đơn thuần. Người bệnh ngoài da, hen suyễn kiêng dùng.

Cháo tôm khô

Nguyên liệu:

- Hạt kê (100g): tính mát, vị ngọt, mặn. Công năng kiện tỳ hòa vị. Có chứa carbohydrate, P, K, Mg…

- Tôm khô (50g): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ thận tráng dương, thông nhũ, thoái độc. Có chứa Ca, P, K, Mg…

- Muối, bột nêm, hành băm với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: hạt kê vo sạch, tôm khô rửa sạch. Đổ nước vào nồi, thêm hạt kê, tôm khô nấu chung, khi nhừ, nêm muối, bột nêm thì hoàn tất.

Tác dụng: tươi ngon khoái khẩu. Có tác dụng ích thận tráng dương, kiện cốt, thông sữa. Thích hợp dùng cho phụ nữ có hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Cũng thích hợp dùng cho người già suy nhược thể dương hư hoặc phụ nữ sau khi sanh thiếu sữa. Tôm khô dễ gây kích ứng, người bệnh ngoài da kiêng dùng.

Cháo phổi heo - bo bo

Nguyên liệu:

Phổi heo (500g): tính bình, vị ngọt. Công năng nhuận trường, bổ hư. Có chứa protid, P, K…

- Gạo tẻ (100g): tính bình, vị ngọt. Công năng nhuận trường, bổ hư. Chứa carbohydrate, protid, lipid và vitamin nhóm B.

- Bo bo (ý dĩ 50g): tính mát, vị ngọt, nhạt. Công năng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ chỉ tả. Có chứa carbohydrate, P, K…

- Hành, gừng, muối tinh luyện, bột nêm, rượu đế với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: phổi heo rửa sạch, thái lát, cho vào nồi. Thêm nước vừa đủ và rượu đế, đun bằng lửa vừa. Cần khuấy không ngừng, cho đến khi phổi heo gần chín, vớt ra thái hạt lựu. Gạo vo sạch cho vào nồi, thêm bo bo, phổi heo hạt lựu, thêm nước vừa đủ, kèm hành, gừng và ít muối, rượu đế, nấu chung bằng lửa mạnh, mở nắp, chuyển lửa nhỏ tiếp tục ninh thành cháo, khi nhừ thì hoàn tất.

Tác dụng: thơm ngon khoái khẩu. Có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế bình suyễn. Thích hợp dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị ho suyễn do phế khí hư. Thích hợp dùng làm món ăn phòng trị chứng ung thư, nhất là phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị ung thư phổi.

LY.DS. BÀNG CẨM - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm