Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi tuổi trẻ ngành y tích cực tham gia hiến máu

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa phát động đoàn viên, thanh niên ngành y tế tham gia hiến máu tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị trong mùa dịch COVID-19

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về việc tích cực tham gia hiến máu tình nguyện; đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi thanh niên và những người khỏe mạnh tích cực tham gia hiến máu, khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị trong mùa dịch của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 8/4/2020, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phát động đoàn viên, thanh niên ngành y tế tham gia hiến máu tình nguyện.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kêu gọi thanh niên ngành y tế tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

Theo đó, tại công văn số 2020/ BYT-TCCB gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ; các vụ/ cục/ tổng cục/ văn phòng/ Thanh tra Bộ Y tế và Các cơ sở đào tạo Y, Dược trong toàn quốc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Ban Chỉ đạo Công tác thanh niên, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại các đơn vị báo cáo người đứng đầu đơn vị để thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vận động thanh niên, đoàn viên tại đơn vị mình tham gia hiến máu và vận động những người khỏe mạnh tích cực tham gia hiến máu vì sức khỏe cộng đồng.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, công tác đảm bảo nguồn người hiến máu và cung cấp máu cũng bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn. Ở nước ta, ngay sau Tết vừa qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến tình hình khan hiếm máu trở nên trầm trọng tại hầu hết các địa phương.

Trong thời điểm khó khăn, chính các cán bộ y tế trên cả nước đã là những người tiên phong chia sẻ thông tin và trực tiếp hiến máu. Nhiều đơn vị thuộc Bộ Y tế và các cơ sở y tế tại Hà Nội và nhiều địa phương đã tích cực, chung tay tổ chức các ngày hiến máu

Tiêu biểu như: cơ quan Công đoàn Bộ Y tế; Công đoàn Y tế Việt Nam, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục Phòng, chống HIV-AIDS, Cục Quản lý môi trường Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Cùng chung tay với ngành y tế về khó khăn trong nguồn máu điều trị, nhiều tổ chức đoàn thể, cá nhân đã nhiệt tình tham gia hiến máu tình nguyện, tuy nhiên TS. Ngô Mạnh Quân, Phó giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia cho biết năm nay là một năm rất đặc biệt trong lịch sử công tác truyền máu của Việt Nam khi chưa từng thấy khi nào phòng trào hiến máu tình nguyện lại chịu sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh như thế.

 

Chuyên viên Vụ truyền thông, thi đua và khen thưởng, Bộ Y tế tham gia hiến máu

Trước tình hình sụt giảm lượng máu dự trữ trong khi nhu cầu máu điều trị vẫn cấp thiết từng ngày, chúng tôi đã áp dụng tích cực các biện pháp để kêu gọi, truyền thông tới người dân tham gia hiến máu và triển khai các biện pháp an toàn trong mùa dịch. Những ngày qua, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương liên tục huy động người hiến nhắc lại, tổ chức nhiều điểm hiến cố định tại các quận, huyện để người dân đến được dễ dàng hơn. Các biện pháp như sử dụng tổng đài gọi điện, nhắn tin, gửi email để kêu gọi người dân đến hiến máu

“Chúng tôi rất mong muốn để kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh, không chỉ ngày 7/4 mà cố gắng hầu hết những ngày khác trong năm cũng đều là "Ngày toàn người hiến máu". Bởi hiện nay số lượng người tham gia hiến máu ở nước ta tuy tăng cao nhưng không đều, thời điểm như trước và sau Tết, dịp hè thường ít hơn”-TS. Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ.

Các điểm hiến máu tại Hà Nội:

- Viện Huyết học - Truyền máu TƯ: tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu (phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ). Liên hệ: Chị Lan Anh, số ĐT: 0962822860.

- Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm: 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Liên hệ: Anh Giáp, số ĐT 0975046912.

- Trạm y tế phường Nhân Chính: 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân. Liên hệ: Anh Thủy, số ĐT: 0987888241.

- Phòng khám đa khoa số 2 - Trung tâm Y tế quận Đống Đa: Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, quận Đống Đa. Liên hệ: Chị Huế, số ĐT: 0906262248

- Nhà Thi đấu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Ngõ 40 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng. Liên hệ: Anh Ngọc, số ĐT: 0933322689.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chăm sóc người thân mắc COVID-19 tại nhà

Thái Bình - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm