Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID- 19 diễn ra sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, thay mặt Ban Chỉ đạo gửi lời cám ơn Bộ Công an, Hội Chữ Thập đỏ, các địa phương, cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội… đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị trong mùa dịch.
Ảnh: Chinhphu.vn
Đánh giá cao Bộ Công an trong việc động viên các cán bộ, chiến sĩ hăng hái tham gia hiến máu tình nguyện, Phó Thủ tướng Vũ Đưc Đam bày tỏ cảm ơn đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng tham gia hiến máu để đảm bảo cung ứng nguồn máu.
"Nghĩa cử của mỗi cán bộ chiến sĩ công an nhân dân sẽ góp phần vào việc khắc phục tình trạng thiếu máu phục vụ điều trị bệnh nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh
Qua đây, Phó Thủ tướng cũng kêu gọi những lực lượng khác như thanh niên... và những người khỏe mạnh khác tiếp tục hiến máu để phục vụ điều trị cho bệnh nhân trong giai đoạn khó khăn này
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, ngày 7/4, Bộ trưởng Bộ Công an- Đại tướng Tô Lâm đã có thư kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần vì nhân dân phục vụ, tiếp tục thực hiện các công điện, mệnh lệnh chỉ đạo về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm và phòng chống dịch bệnh COVID-19;
Đồng thời, động viên cán bộ, chiến sĩ hăng hái tham gia hiến máu tình nguyện và vận động mọi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn cùng tham gia hiến máu cứu người.
Bộ trưởng Tô Lâm mong muốn công an nhân dân là những chiến sĩ tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều nay, các cán bộ chiến sĩ đang công tác tại cơ quan Bộ Công an đã gương mẫu tham gia hiến máu.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: COVID-19: Cập nhật mới nhất, liên tục ngày 09/04/2020
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh