Đông y cho rằng, không giữ ấm 4 bộ phận này trên cơ thể là lý do khiến bạn phát bệnh.
Sau đây là 4 bộ phận cần được ưu tiên giữ ấm trong mùa đông, cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả.
Khi thời nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến kích thích dạ dày, làm yếu chức năng tiêu hóa. Nếu không giữ ấm tốt vùng bụng, bạn có thể bị đau bụng ngay tức thì.
Những người mắc bệnh dạ dày, khi bị nhiễm lạnh cũng dễ làm cho tình trạng loét dạ dày nặng hơn. Ở những bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dễ bị đau dạ dày, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Kể cả khi bạn chưa bị đau dạ dày, nếu nhiễm lạnh vùng bụng cũng sẽ làm cho khả năng miễn dịch thấp, vi khuẩn xấu dễ dàng tấn công dạ dày.
Chuyên gia khuyên bạn chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế ăn thức ăn lạnh, nên làm ấm thức ăn trước khi ăn, ưu tiên món nấu chín, không ăn trực tiếp thực phẩm lấy từ trong tủ lạnh ra khi chúng chưa tan giá, các loại trái cây và thức uống khác cũng không nên làm lạnh.
Bên cạnh đó, giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sự tiết dịch dạ dày, nếu mệt mỏi sẽ dẫn đến tăng tiết acid dạ dày, có thể gây đau dạ dà. Trời lạnh thì nên đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya.
Ngoài ra, chọn đồ tráng miệng nên hạn chế món chua, hoặc ăn ít hơn.
Thuốc lá và rượu sẽ kích thích dạ dày quá mức, nếu bạn cần phải uống, chọn rượu vang đỏ là giải pháp tốt nhất. Ngoài ra cũng nên uống rượu ấm, không uống bia lạnh để tránh làm tăng khả năng loét dạ dày.
Đông y thường nói 'lạnh từ chân đến đầu' để nhắc bạn rằng bàn chân là nơi tiếp xúc với đất, rất dễ bị nhiễm lạnh hoặc nhiễm bệnh.
Khi chân bị lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm, làm cho quá trình lưu thông máu giảm. Nếu nguồn cung cấp máu kém sẽ gây ra hiện tượng lạnh tay, chân và mũi, từ đó sinh ra bệnh.
Một số người sẽ bắt đầu tái phát các bệnh viêm khớp, đau mỏi xương, sợ gió hoặc các triệu chứng ngứa ran khắp người.
Hãy chọn cho mình những đôi tất phù hợp với nhiệt độ và không gian sử dụng, đi giày tương ứng để bảo vệ đôi chân đủ ấm áp trong suốt mùa đông.
Ngoài ra, khi thời tiết lạnh giá, bạn có thể thay đổi chế độ ăn bằng cách ăn thêm mộc nhĩ, hành tây và các loại thực phẩm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm độ nhớt máu.
Một số món ăn như canh hầm, súp đậu, cháo sườn heo cũng có thể để tăng khả năng miễn dịch, chống đỡ bệnh tật hiệu quả.
Đối với chị em phụ nữ, sức khỏe của tử cung liên quan đến lượng máu mà nó được cung cấp đủ hay thiếu. Khi nhiệt độ thấp ở vùng bụng dưới có thể trực tiếp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Đông y luôn khuyên rằng, nếu giữ ấm được vùng bụng dưới, phụ nữ sẽ luôn cảm thấy ấm áp và khỏe mạnh.
Nếu để tử cung bị nhiễm lạnh, không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống gối chăn, mà còn gây trì hoãn kinh nguyệt, đau bụng kinh và các bệnh khác.
Do thói quen ăn mặc, nhiều chị em vẫn mặc váy mỏng trong mùa đông, đi tất mỏng. Đây là nguyên nhân làm lạnh tử cung phổ biến nhất, dẫn đến toàn thân nhiễm lạnh, gây chấn thương bên trong, tác động đến việc lưu thông máu, đau bụng kinh và các bệnh khác.
Thậm chí, đã có những người bị nhiễm lạnh vùng bụng dưới gây ra hậu quả nghiêm trọng như viêm khớp, kinh nguyệt không đều, vô sinh và các vấn đề khác.
Chuyên gia cũng khuyên chị em không ngồi ghế lạnh trong thời gian dài, không ăn thức ăn lạnh, giữ nhiệt độ cơ thể ấm áp. Ăn thêm thức ăn ấm nóng, chẳng hạn như thịt bò, khoai lang, các thực phẩm bổ dưỡng.
Thời tiết lạnh sẽ khiến bạn vô tình để cho vùng lưng và đặc biệt là vùng eo bị lạnh. Khi di chuyển ngoài trời, bộ phận này tiếp xúc nhiều với các luồng gió cũng rất dễ bị nhiễm lạnh.
Khi lưng và eo bị lạnh rất dễ dẫn đến bị căng cơ, đau vùng đĩa thắt lưng và các bộ phận cơ bắp khác. Bạn dễ dàng nhận thấy mình hay bị đau mỏi phần cơ, căng cơ, chuột rút diễn ra nhiều lần hơn trong mùa đông.
Nếu có thể, bạn cũng nên hạn chế đeo nhiều trang sức, chúng cũng có thể làm gia tăng việc làm lạnh cơ thể nhiều hơn, khi lạnh quá dễ sinh các bệnh về xương khớp kèm căng cơ.
Lời khuyên của chuyên gia là bạn nên ăn nhiều hành tây, cà chua, cà rốt và các loại thực phẩm khác để có thể cải thiện lưu thông máu, làm ấm cơ thể nhanh hơn, hạn chế co rút cơ.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.
Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.