Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng gia vị không chỉ giúp tăng hương vị cho thực phẩm mà còn giúp tăng thời gian bảo quản, tăng màu sắc và bổ sung thêm các thành phần có lợi cho sức khoẻ. Rất nhiều loại gia vị và thảo mộc, ví dụ như đinh hương, nghệ, hương thảo, xả chanh và quế đã được chứng minh có thể có các tác dụng chống oxy hoá và chống viêm. Ngoài ra, các bằng chứng còn cho thấy thường xuyên ăn các loại thực phẩm có gia vị và thảo mộc có thể làm giảm nguy cơ mắc một số biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch và hô hấp.
Nếu bạn đã từng bảo quản gia vị và thảo mộc trong nhà, đã khi nào bạn băn khoăn rằng khi nào thì những loại thảo mộc và gia vị này sẽ hết hạn sử dụng và nên được thay mới chưa?
Hạn sử dụng của các loại gia vị và thảo mộc phổ biến
FDA định nghĩa gia vị là các loại rau có mùi thơm, có thể ở dạng nguyên bản hoặc nghiền, có chức năng chính là tăng hương vị chứ không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong phạm trù ẩm thực, gia vị thường được làm từ rễ khô, vỏ hoặc mầm của các loại cây, trong khi thảo mộc thường là lá tươi hoặc lá khô của các loại cây.
Khi nói về hạn sử dụng của gia vị và thảo mộc khô, bạn cần cân nhắc đến rất nhiều yếu tố như loại, quá trình xử lý và bảo quản. Ví dụ, gia vị khô thường sẽ có thời gian bảo quan lâu hơn thảo mộc khô, và gia vị càng nguyên bản càng ít qua xử lý thì sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn.
Các loại thảo mộc khô thường có thể để được từ 1-3 năm, bao gồm: húng quế, kinh giới, xạ hương, hương thảo, lá nguyệt quế, thì là, bạc hà, xả chanh, mùi tây, ngò.
Gia vị dạng bột thường có thời gian bảo quản từ 2-3 năm, ví dụ như: bột gừng, bột tỏi, bột quế, bột ớt, bột nghệ, hạt tiêu, bột thảo quả.
Gia vị nguyên bản, chưa nghiền sẽ có thời gian bảo quản lâu nhất, miễn là chúng được bảo quản hạn chế tiếp xúc với không khí, ánh sáng và độ ẩm. Việc này sẽ giúp các loại gia vị giữ được các tinh dầu thơm và các chất tạo hương vị lâu hơn là dạng bột, nghiền.
Nếu được bảo quản đúng cách, gia vị nguyên bản có thể bảo quản được lên tới 4 năm, bao gồm: hạt tiêu nguyên hạt, rau mùi, hạt mù tạt, hạt thì là, hạt nhục đậu khấu, lá đinh hương, quế nguyên que, ớt khô nguyên hạt, sả.
Muối là ngoại lệ duy nhất, có thể sử dụng mãi mãi cho dù ở kích cỡ nào mà không bị hử hỏng hoặc mất đi hương vị (nếu được bảo quản đúng). Còn nếu bạn sử dụng muối đã qua xử lý, thêm hương vị thì chúng có thể sẽ bị thay đổi theo thời gian.
Khi nào biết rằng các loại gia vị đã bị hỏng
Các gia vị và thảo mộc khô không thực sự “hết hạn” như các loại thực phẩm khác. Khi một loại gia vị không dùng được nữa, điều đó chỉ đơn giản là do gia vị đã mất đi hương vị hoặc màu sắc. Sử dụng các loại gia vị này thường sẽ ít khi gây ra vấn đề gì về sức khoẻ nhưng chúng sẽ không đem lại hương vị mạnh như khi “còn hạn sử dụng”.
Nếu bạn không chắc về việc gia vị mình dùng có còn hạn sử dụng hay không, bạn có thể tự kiểm tra hương vị của chúng. Nghiền hoặc vò nát một lượng nhỏ trong lòng bàn tay, nếu bạn cảm thấy mùi hoặc hương vị yếu thì rất có thể bạn cần thay mới loại gia vị đó.
Bảo quản gia vị đúng cách
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng, hơi nóng, không khí và độ ẩm là những cách để tối đa hoá thời gian bảo quản của gia vị và thảo mộc. Mặc dù bảo quản gia vị trong các lọ đựng gần khu vực bếp có thể sẽ rất tiện lợi nhưng đó không phải là cách tót nhất. Thay vào đó, bạn nên bảo quản tại một nơi mát, khô ráo và tối như trong ngăn kéo bàn bếp, tránh xa khu vực nấu nướng sẽ tốt hơn.
Hộp đựng gia vị nên là loại có nắp đóng kín, làm bằng thuỷ tinh hoặc sứ vì những loại này sẽ giúp hạn chế tiếp xúc với không khí và độ ẩm tốt hơn. Hộp đựng bằng nhựa là một lựa chọn phổ biến hơn nhưng sẽ không kín và có thể sẽ bị ám màu, mùi của loại gia vị đã đựng và bạn rất khó để tái sử dụng đựng một loại gia vị khác.
Mặc dù bạn không cần thiết phải bảo quản gia vị trong tủ lạnh, nhưng những loại gia vị có màu như bột ớt, bột nghệ sẽ giữ được màu lâu hơn nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Tương tự, những gia vị có chứa tinh dầu cũng sẽ bảo quản được lâu hơn nếu để trong tủ lạnh. Ngoài ra, không khi và độ ẩm có thể sẽ khiến gia vị của bạn bị mốc. Nếu bạn nhận thấy mốc xuất hiện ở bất cứ loại gia vị nào, bạn nên thay mới ngay lập tức.
Nên sử dụng thìa để xúc gia vị ra trước khi nêm nếm vào món ăn, thay vì rắc trực tiếp lọ gia vị trên nồi/chảo để tránh bị tiếp xúc với hơi nóng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Uống trà thảo mộc khi mang thai liệu có an toàn?
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.