Theo Boldsky, cơ thể cần thời gian riêng để tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, lên lịch cho từng bữa ăn giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là khung giờ lý tưởng cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Bữa sáng
Sau bữa tối hôm trước, cơ thể cần thời gian dài để nghỉ ngơi và nạp nhiên liệu, bắt đầu một ngày mới. Theo các chuyên gia, thời gian lý tưởng để ăn bữa sáng là 7-8h. Nếu bạn thức dậy sau 8h, hãy cố gắng hoàn thành bữa ăn trước 10h.
Ăn sáng sau 10h có thể ảnh hưởng đến bữa trưa, cơ thể dễ đói vào khoảng 3h chiều. Khi ấy bạn có xu hướng ăn nhẹ một chút gì đó, như vậy khả năng cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bữa tối.
Nguyên tắc: Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút.
Ảnh: Health
Bữa trưa
Bữa trưa nên được ăn từ 12h30 đến 14h. Thực tế, 13h là thời điểm tốt nhất để ăn trưa. Nếu ăn muộn, hãy hoàn thành bữa trưa trước 16h. Nếu ăn quá muộn, dạ dày sẽ khó chịu, khiến bạn mệt mỏi không rõ lý do.
Nguyên tắc: Thời gian để ăn trưa là cách bữa sáng 4 giờ.
Bữa tối
Nên ăn bữa tối trong khoảng thời gian từ 18h đến 21h, thời điểm tốt nhất là 18h30. Nếu ăn muộn, hãy cố gắng hoàn thành bữa tối trước 22h. Nên tránh ăn nhẹ lúc nửa đêm vì sẽ ảnh hưởng đến cân nặng.
Nguyên tắc: Ăn tối cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Nếu bạn đi ngủ lúc 22h, hãy ăn tối trước 19h.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích của việc ăn chậm
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.