Cà phê là một trong những loại đồ uống được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Do những lợi ích tiềm năng của cà phê đối với sức khỏe, một số nghiên cứu đã tìm hiểu xem các yếu tố lâm sàng hoặc hành vi có thể làm thay đổi mối liên quan giữa lượng cà phê tiêu thụ và kết quả sức khỏe hay không.
Đáng chú ý là ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra tầm quan trọng của nhịp sinh học trong việc điều chỉnh hành vi tiêu thụ thức ăn và quá trình trao đổi chất của con người. Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, thời điểm tiêu thụ thức ăn có thể làm thay đổi mối liên hệ giữa lượng thức ăn tiêu thụ và kết quả sức khỏe.
Cà phê từ lâu đã được sử dụng để giúp tăng sự tỉnh táo và giảm buồn ngủ do tác dụng kích thích của caffeine lên hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, uống cà phê vào cuối ngày có thể làm gián đoạn nhịp sinh học hàng ngày và do đó làm thay đổi mối liên hệ giữa lượng cà phê tiêu thụ và sức khỏe.
Uống cà phê vào buối sáng rất tốt cho tim và tuổi thọ.
Một nghiên cứu mới từ Đại học Tulane được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu đã phát hiện ra rằng, những người chỉ uống cà phê vào buổi sáng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn và nguy cơ tử vong chung thấp hơn những người uống cà phê suốt cả ngày.
"Các nghiên cứu cho đến nay cho thấy, uống cà phê không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có vẻ như làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường. Với những tác động của caffeine đối với cơ thể, chúng tôi muốn xem liệu thời điểm uống cà phê có ảnh hưởng gì đến sức khỏe tim mạch hay không", tác giả chính, Tiến sĩ Lu Qi, Giáo sư tại Trường Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới Celia Scott Weatherhead thuộc Đại học Tulane cho biết.
Nghiên cứu bao gồm 40.725 người lớn tham gia Khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NHANES) từ năm 1999 đến năm 2018. Là một phần của nghiên cứu này, những người tham gia được khảo sát về việc họ có uống cà phê không, uống bao nhiêu và khi nào?. Các nhà nghiên cứu đã liên kết thông tin này với hồ sơ tử vong và nguyên nhân tử vong trong khoảng thời gian này.
Khoảng 36% số người trong nghiên cứu là người uống cà phê buổi sáng (chủ yếu uống cà phê trước buổi trưa), 16% uống cà phê suốt cả ngày (sáng, chiều và tối) và 48% không uống cà phê.
So với những người không uống cà phê, những người uống cà phê buổi sáng có khả năng tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào thấp hơn 16% và khả năng tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 31%. Không có sự giảm nguy cơ nào đối với những người uống cà phê cả ngày so với những người không uống cà phê.
Những người uống cà phê buổi sáng được hưởng lợi từ những rủi ro thấp hơn cho dù họ là người uống vừa phải (2 - 3 cốc) hay người uống nhiều (hơn 3 cốc). Những người uống ít vào buổi sáng (1 cốc hoặc ít hơn) được hưởng lợi từ việc giảm nguy cơ nhỏ hơn.
Tiến sĩ Lu Qi cho biết, cần có thêm các nghiên cứu để giải thích lý do tại sao việc uống cà phê vào buổi sáng lại có liên quan đến lợi ích lớn hơn cho sức khỏe tim mạch, nhưng ông cho rằng: "Uống cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể làm gián đoạn nhịp sinh học và mức độ hormone như melatonin. Điều này dẫn đến những thay đổi trong các yếu tố nguy cơ tim mạch như tình trạng viêm và huyết áp".
Đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra các kiểu thời điểm uống cà phê và kết quả sức khỏe. Những phát hiện này cho thấy, không chỉ việc chúng ta uống cà phê hay uống bao nhiêu mà thời điểm uống cà phê trong ngày cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cần thêm các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác động tiềm tàng của việc thay đổi thời điểm trong ngày khi mọi người uống cà phê.
Cà phê chứa hàm lượng polyphenol cao, giúp giảm stress oxy hóa và viêm.
Hạt cà phê thực sự chứa rất nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm, cải thiện độ nhạy insulin, tăng cường quá trình trao đổi chất, ức chế sự hấp thụ chất béo của ruột và ngăn chặn các thụ thể được biết là có liên quan đến nhịp tim bất thường.
Hầu hết các nghiên cứu về cà phê đều phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh tim mạch và tử vong do nhiều nguyên nhân.
Mối liên hệ giữa cà phê và một trái tim khỏe mạnh có thể do nó chứa hàm lượng polyphenol cao, giúp giảm stress oxy hóa và viêm.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, uống cà phê mỗi ngày có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức ở những người có nhịp tim không đều. Các nhà khoa học đã phân tích và kết luận việc uống cà phê có thể tránh được tình trạng suy giảm nhận thức, vốn là mối nguy hiểm thường gặp của rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất - làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Một trong những lợi ích của cà phê vào buổi sáng là cải thiện sức khỏe não bộ. Caffeine hỗ trợ sự tỉnh táo và sự tập trung, cho phép chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn. Phần lớn những người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng thường có lối sống lành mạnh hơn. Trên thực tế, nhiều người uống cà phê buổi sáng thường là người có xu hướng tích cực, chủ xây dựng kế hoạch làm việc, duy trì tập thể dục và ăn thực phẩm lành mạnh. Tất cả những điều đó rất có lợi cho sức khỏe tổng thể và góp phần bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.
Đọc thêm tại bài viết sau: 9 lý do tại sao uống cà phê lượng vừa phải lại tốt cho bạn
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Gần 600 loại sữa giả đã nhắm đến nhóm người tiêu dùng nhạy cảm: người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng sức khỏe sau khi sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài.
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi đốt. Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Việt Nam.
Một nghiên cứu mới cho thấy việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa tách kem có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, mang đến giải pháp thay đổi chế độ ăn uống ít tốn kém cho hàng triệu người mắc phải tình trạng này.
Sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.