Thiếu máu rất thường gặp ở những người bị viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Thiếu máu của bệnh mãn tính là một loại thiếu máu do đáp ứng với tình trạng viêm. Thiếu máu của bệnh mãn tính phải được phân biệt với các loại thiếu máu khác do sự khác nhau trong điều trị.
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu
Các triệu chứng thường gặp liên quan đến thiếu máu bao gồm mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, nhịp tim nhanh, nhịp tim không đều, đau đầu, bàn tay lạnh, chân lạnh, da nhợt nhạt hoặc hơi vàng và đau ngực. Một người bị thiếu máu có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng này. Nếu không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng của thiếu máu, tình trạng này có thể không được phát hiện cho đến khi xét nghiệm máu được thực hiện.
Các loại thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Như tên gọi của nó, loại thiếu máu này phát triển khi bạn thiếu lượng chất sắt trong cơ thể. Thông thường, mất máu là lý do thiếu máu do thiếu sắt, sự hấp thu sắt kém cũng có thể gây ra tình trạng này.
Thiếu máu do thiếu vitamin có thể phát triển khi có lượng vitamin B12 hoặc axit folic thấp trong cơ thể. Với tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12, thông thường lượng vitamin này không được hấp thu tốt. Thiếu máu ác tính là một trong nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt B12.
Thiếu máu bất sản là một loại thiếu máu hiếm gặp phát triển khi cơ thể ngừng sản sinh hồng cầu. Nhiễm virus, tiếp xúc với hóa chất độc hại, bệnh tự miễn và một số loại thuốc nhất định được coi là nguyên nhân gây thiếu máu bất sản.
Thiếu máu huyết tán xảy ra khi có các tế bào hồng cầu bị vỡ trong lòng mạch hoặc lách. Nguyên nhân có thể bao gồm các lý do cơ học (ví dụ: chứng phình động mạch), nhiễm trùng, bệnh tự miễn hoặc dị tật bẩm sinh hoặc di truyền (ví dụ: thiếu máu hồng cầu hình liềm).
Thiếu máu của bệnh mãn tính là một tình trạng thiếu máu phát triển thứ phát liên quan đến một tình trạng bệnh lý khác. Nó có thể liên quan đến ung thư, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, hoặc bất kỳ tình trạng nào cản trở việc sản xuất hồng huyết cầu.
Đối với những người bị viêm khớp, điều quan trọng là phải phân biệt giữa hai loại thiếu máu phổ biến nhất ảnh hưởng đến người bệnh – thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu của bệnh mãn tính. Nhiều bệnh nhân viêm khớp dùng NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) như một phần của phác đồ điều trị. NSAID có liên quan đến tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân và bác sĩ phải nhận thức được nguy cơ, theo dõi các triệu chứng cũng như các xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra lượng máu. Như đã nói ở trên, mất máu có thể là nguyên nhân cơ bản của thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu của bệnh mãn tính
Với thiếu máu do bệnh mãn tính, sự trao đổi sắt bị thay đổi. Khi tình trạng viêm được kích hoạt bởi hệ thống miễn dịch, sự trao đổi sắt trong cơ thể đi vào chế độ phòng thủ. Khi điều này xảy ra, lượng hemoglobin giảm nhẹ, lượng sắt trong cơ thể hấp thụ thấp hơn, sắt tự do trong cơ thể được lưu trữ trong tế bào gan, và nồng độ ferritin trong huyết thanh tăng lên.
Thiếu máu do bệnh mãn tính thường không tiến triển. Nói chung, nồng độ hemoglobin thấp hơn mức bình thường, thường không thấp quá 9,5 mg / dl. Trong cả thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu của bệnh mãn tính, hàm lượng sắt huyết thanh đều thấp. Các tế bào hồng cầu nhỏ có thể được quan sát bằng kính hiển vi trong cả hai tình trạng, nhưng chúng sẽ điển hình hơn trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Transferrin, một loại protein vận chuyển sắt, sẽ tăng lên trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt - một dấu hiệu cho thấy cơ thể cần thêm chất sắt. Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC thấp trong thiếu máu của bệnh mãn tính - một dấu hiệu cho thấy có đủ chất sắt nhưng không có khả năng sử dụng. TIBC thường cao khi kho dự trữ sắt bị giảm và thấp khi sắt dự trữ tăng cao. Trong thiếu máu do thiếu sắt, TIBC thường vượt quá 400 mcg / dl vì dự trữ sắt thấp.
Thiếu máu của bệnh mãn tính không được điều trị bằng bổ sung sắt. Sắt bổ sung có thể thực sự có hại, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mãn tính mà bạn mắc phải. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt có thể được chỉ định trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Còn nếu có chảy máu, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây chảy máu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 triệu chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ - Phần 2
Tóc bạc xuất hiện là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh tuổi tác, một vài yếu tố như dinh dưỡng, môi trường sống cũng góp phần thúc đẩy tóc bạc sớm.
Histamine là một chất hóa học khắp cơ thể bạn có vai trò gây dị ứng và một số tình trạng khác. Các tác nhân tạo ra histamine bao gồm các chất gây dị ứng và một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm histamine.
Vitamin C là một loại vitamin quan trọng giúp chúng ta đối phó với các bệnh nhiễm trùng mùa Đông. Vì vậy trong những tháng lạnh giá bạn nên thêm các loại rau quả giàu vitamin C vào chế độ ăn của mình.
Bông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra một số thực phẩm mà người bị đường huyết cao nên tránh trong các dịp lễ sắp tới.
Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào tại bài viết dưới đây.
Nhân Ngày Trẻ em Thế giới 2023, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam phát động chiến dịch “Mở lòng và kết nối” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên.
Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, trong đó có vấn đề răng miệng. Trong thời kỳ này, hormone estrogen suy giảm có thể gây ra các triệu chứng nha khoa.