Phương pháp thở bằng bụng theo nguyên tắc: thở sâu, đều, chậm rãi, êm dịu có tác dụng phục hồi sức khỏe rất kỳ diệu. Cách thở này không những cung cấp đủ dưỡng khí mà còn giúp điều hòa các rối loạn tạng phủ. Điển hình là phương pháp tập thở của BS. Nguyễn Khắc Viện.
Phương pháp hít thở của BS. Nguyễn Khắc Viện
BS. Nguyễn Khắc Viện (1913-1997), học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble, Pháp. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 - 1948, ông phải chịu 7 lần phẫu thuật, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp nói ông chỉ có thể sống chừng 2 năm nữa thôi. Nhưng ông đã tìm ra phương pháp thở để chữa bệnh cho mình, kết quả là ông đã sống đến 85 tuổi, nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực: bác sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông “tiết lộ” nhờ tậpthở mà ông không bị stress, không bị mệt. Phương pháp thở của BS. Nguyễn Khắc Viện không phải hoàn toàn mới mà chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh… được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Bài vè 12 câu dạy thở của ông như sau:
Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!
Thở khi đi bộ
Phương pháp này kết hợp giữa tập thở với đi bộ, thích hợp cho người cao tuổi, vừa đơn giản vừa phù hợp với điều kiện sinh hoạt. Đi nhanh hay chậm, ngắn hay dài tùy khả năng sức khỏe mỗi người. Trong khi đi, kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức: 4 bước hít vào, nhớ phình bụng ra, 2 bước ngừng thở, rồi tiếp theo 8 bước thở ra, thót bụng lại. Việc tập luyện sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đi bộ ở nơi thoáng khí, trong lành, tinh thần thư thái, thoải mái.
Thở 4 thì bằng nhau
Thì 1: hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra. Thì 2: nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Thì 3: thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4: nín thở, thời gian bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1,2,3,4,5 ở mỗi thì. Sau tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10.
Cái khó của phương pháp này là phải hít vào đến mức tối đa, lại nín thở kéo dài, sau đó mới thở ra từ từ, ít người tập có đủ sức nín thở lâu như thế mà cơ bắp vẫn thả lỏng, nét mặt bình thản thoải mái. Bạn cần tập từ từ, nâng dần thời gian mỗi thì thở lên đến mức tối đa.
Thở theo Yoga
Người tập có thể tập thở trong tư thế nằm, đứng, ngồi trên ghế, nhưng tốt nhất là ngồi tư thế hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa lên đùi trái và ngược lại) hay còn gọi là tư thế kiết già; tư thế kiểu nửa hoa sen (lòng bàn chân phải ngửa trên bụng chân trái), hay còn gọi là tư thế bán già.
Phương pháp thở Yoga là nhẹ nhàng, chậm rãi, đều đặn theo 3 thì: hít vào, giữ hơi, thở ra; hoặc 4 thì: hít vào, giữ hơi, thở ra, nín thở. Tâm trí chỉ hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở. Nếu thở 4 thì, nhịp độ phân bổ lý tưởng là 1-4-2-4, nghĩa là thời gian hít vào 1, thời gian giữ hơi 4, thời gian thở ra 2 và thời gian nín thở 4. Khi mới bắt đầu tập sẽ rất khó thực hiện, sau một thời gian, bạn mới thở được như thế. Phương châm của Yoga là thoải mái, phù hợp với mỗi cá nhân, tránh khiên cưỡng, nóng vội. Vì vậy, bước đầu tập thở 4 thì hoặc 3 thì, mỗi người hãy tự tìm cho mình một nhịp độ thích hợp với sức khỏe của mình. Không cố gắng quá sức, đồng thời cũng không quá dễ dãi tùy tiện. Bạn có thể tập theo nhịp độ 1-2-2-2… rồi nâng dần cho tới nhịp độ lý tưởng. Lưu ý khi hít vào và thở ra đều qua mũi nhưng không để cho cánh mũi phập phồng. Thở bằng bụng: hít vào thì phình bụng, thở ra thì thót bụng và co hậu môn lên, thở thật nhẹ nhàng và chậm rãi. Nên chú ý dẫn dắt hơi thở theo một lộ trình, chẳng hạn bạn có thể tưởng tượng hơi thở vào qua mũi, ngược lên đỉnh đầu, ra sau gáy, dọc theo xương sống…Tâm trí chỉ hoàn toàn chú trọng vào hoạt động hô hấp và lộ trình của hơi thở.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.