Các biến chứng của bệnh táo bón là rất hiếm, nhưng táo bón mãn tính, kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng táo bón làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, do tác động của nó lên vi khuẩn đường ruột. Một phân tích trên 70.000 phụ nữ cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 23% ở những phụ nữ bị táo bón nặng. Nghiên cứu mới đây đã liên kết táo bón với bệnh suy thận mạn.
Bệnh suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn, hay còn gọi là bệnh thận mạn, là tình trạng suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường khi thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Tình trạng này khiến các chất thải tồn đọng, gây hại cho người bệnh. Bệnh thận không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh thận ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển đến giai đoạn suy thận. Thực tế, đa phần bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tử vong vì không có thận phù hợp để thay thế hoặc không được chạy thận do không có đủ kinh phí. Điều này khiến họ không tránh khỏi biến chứng nguy hiểm của suy thận dẫn đến tử vong.
Nguy cơ mắc bệnh thận mạn cao hơn tới 13% khi bị táo bón
Bệnh nhân bị táo bón có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính (CKD) cao hơn 13% và nguy cơ bị suy thận cao hơn 9%. Các nhà nghiên cứu cũng thiết lập mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ nghiêm trọng của táo bón với bệnh thận mãn tính và suy thận. Táo bón ngày càng nghiêm trọng có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh thận cao hơn. Nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe đường ruột và thận của chúng ta, cho thấy nghiên cứu của ông làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh thận, cũng như cách điều trị và phòng ngừa.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vào năm 2014, hơn 20 triệu người, tương đương 10% dân số Mỹ, mắc bệnh bệnh suy thận mạn. Bệnh thận mạn giai đoạn đầu không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, vì vậy nhiều bệnh nhân có thể không biết mình mắc bệnh. Huyết áp cao và tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh thận mạn. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bệnh tim mạch, béo phì và cholesterol cao.
Một số thay đổi trong chế độ ăn uống của một người có thể giúp chữa táo bón bao gồm uống đủ nước và các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước ép rau và súp. Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm các triệu chứng, cũng như tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa probiotic như sữa chua và thực phẩm lên men. Tập thể dục nhiều hơn và có thói quen hàng ngày cũng có thể giúp giảm các triệu chứng. Sự tiến triển của bệnh thận mạn cũng có thể bị chậm lại khi thay đổi chế độ ăn uống. Chế độ ăn ít protein và muối đã được chứng minh là cải thiện tình trạng của bệnh nhân bệnh thận mạn.
Nếu dấu hiệu táo bón kéo dài quá lâu, hãy đi kiểm tra các dấu hiệu của bệnh suy thận mạn để phát hiện và điều trị sớm bạn nhé.
Tham khảo thêm thônng tin tại bài viết: Khi nào táo bón cần đi cấp cứu?
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh...
Hạ đường huyết hay gặp ở những người bị đái tháo đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Đau nửa đầu là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, trong đó chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều người nghĩ bỏ bữa sáng là “tự sát”, nhịn bữa trưa thì mệt mỏi và khó làm việc hiệu quả còn bỏ bữa tối có thể giúp giảm cân. Sự thật về bữa tối là gì?
Cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa dị ứng và sưng hạch bạch huyết trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Thiếu canxi hoặc hạ canxi máu có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe từ đơn giản đến nghiêm trọng…
Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày đã được thảo luận khá rộng rãi. Nhưng còn một điều bí ẩn nữa về điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi ngừng thuốc tránh thai hàng ngày? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sự trao đổi chất trong cơ thể chúng ta có thể bị chậm một cách tự nhiên với những lý do khác nhau. Nguyên nhân nào làm chậm quá trình này và hậu quả của nó ra sao?