Sự ấm lên toàn cầu đang ngày càng gia tăng do lượng khí thải nhà kính vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ví dụ, khí hậu của Australia hiện nay ấm lên 10C kể từ năm 1910 và cùng với đó là nhiệt độ toàn cầu cũng tăng thêm 3-50C trong 1 thế kỷ.
Vậy tăng nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người?
Trước hết hãy tìm hiểu cơ chế điều hòa nhiệt của cơ thể. Giống như phần lớn động vật có vú và chim, con người là động vật hằng nhiệt và nội nhiệt (dung máu để làm ấm), nghĩa là nhiệt độ bên trong cơ thể tối đa (khoảng 36.8°C +/− 0.5°C) bị ảnh hưởng hưởng bởi nhiệt độ môi trường bên ngoài tối thiểu.
Nếu ngồi yên trong nhà với nhiệt độ không khí khoảng 220C chúng ta cũng tạo thêm ra 150C nữa để giữ nhiệt độ ở trung tâm ở khoảng 370C. Thậm chí nếu nhiệt độ ở mức 370C thì chuyển hóa của chúng ta vẫn tiếp tục sản sinh ra thêm nhiệt. Lượng nhiệt dư thừa này được thải ra môi trường bên ngoài thông qua việc bốc hơi mồ hôi trên da. Sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm ở bề mặt da và lớp không khí ở đường biên sẽ quyết định đến tốc độ trao đổi nhiệt. Nếu không khí xung quanh nóng và ẩm, nhiệt mất đi sẽ chậm hơn, chúng ta sẽ dụ trữ thêm nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Đó là lý do tại sao chúng ta lại nóng, không khí khô sẽ dễ chịu hơn và không khí ẩm vì không khí khô sẽ dễ dàng làm bốc hơi mồ hôi hơn. Gió cũng sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của mồ hôi và tỏa nhiệt nhanh hơn.
Đọc thêm bài viết: Sốt ở trẻ em và người lớn
Khi nào chúng ta bị sốc nhiệt?
Tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể gây chết người vì khi đó cơ thể không thể mất đủ nhiệt để duy trì nhiệt độ trung tâm ở mức an toàn. Khi nhiệt độ trung tâm của chúng ta ở mức 38,50C cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và rất nhiều các triệu chứng sẽ leo thang khi nhiệt độ trung tâm tiếp tục tăng lên ra khỏi phạm vi an toàn cho các cơ quan nội tạng hoạt động trong đó có não bộ, tim mạch và thận.
Giống như cho 1 quả trứng vào lò vi sóng, protein của chúng sẽ bị biến tính khi tiếp xúc với nhiệt. Tuy nhiên một số người lại có thể thích ứng được với nhiệt độ cao, chẳng hạn như vận động viên đua xe đạp Tour de France có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 400C khi đạt đến giai đoạn tới hạn. Mặc dù nhiệt độ này có thể gây ra tử vong cho đa số người khác.
Hoạt động giống như một chiếc máy bơm, tim giúp duy trì huyết áp một cách tối ưu giúp máu nóng đi khắp cơ thể và đưa máu đến những cơ quan quan trọng nhất. Tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan sẽ làm cho hoạt động của tim tăng lên đáng kể. Tim phải tăng lực của mỗi lần co bóp và tăng tốc độ co bóp mỗi phút. Nếu cơ cũng đang hoạt động, chúng cũng sẽ cần tăng lưu lượng máu. Nếu mọi thứ xảy ra cùng một lúc, tăng tiết mồ hôi sẽ dẫn đến mất nước, thể tích máu hạ thấp, tim sẽ phải làm việc cật lực hơn nữa.
Tim là một khối cơ, vì thế cũng chúng cần cung cấp nhiều máu khi làm việc vất vả. Nhưng khi bơm máu trở nên nhiều hơn và nhanh hơn thì nhu cầu máu sẽ không còn được cung cấp đầy đủ nữa, tim sẽ bắt đầu suy yếu. Rất nhiều ca tử vong nhiệt là do bị trụy tim.
Những ai có yếu tố nguy cơ cao?
Người cao tuổi thường là những người dễ tổn thương do quá tải nhiệt. Tuổi cũng liên quan đến các bài tập kị khí và khả năng phát hiện ra thiếu nước và quá tải nhiệt.
Béo phì cũng dễ nhạy cảm với nhiệt. Chất béo hoạt động như một lớp cách nhiệt, và khi hoạt động cũng cần nhiều mạch máu để cung cấp máu tốt hơn. Trọng lượng cao cũng yêu cầu phải huy động nhiều cơ hoạt động hơn khi di chuyển.
Một số tình trạng bệnh lý có thể làm việc giảm khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ do làm gián đoạn cơ chế tự nhiên cần để đối phó với nhiệt. Chẳng hạn như bệnh lý phải uống thuốc hạ nhịp tim, hạ huyết áp bằng cách giãn mạch hoặc ngăn việc tiết mồ hôi.
Nhiệt độ trung tâm cũng tăng khoảng nửa độ trong suốt nửa cuối của quá trình mang bầu do sự đáp ứng của hormone và tăng tỷ lệ chuyển hóa. Sự tăng trưởng của bào thai và nhau thau cũng phụ thuộc và việc tăng lư lượng máu. Sự tiếp xúc của bào thai với những nhiệt độ khắc nghiệt có thể dẫn đến việc sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.
Đọc thêm bài viết: Triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh
Chúng ta không chỉ thích nghi?
Cơ thể chúng ta có thể thích nghi với trời nóng mà còn tự hạn chế việc này. Ở một số nhiệt độ quá nóng để tim mạch có thể xử lý và tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể đặc biệt là khi di chuyển hoặc tập thể dục. Chúng ta cũng hạn chế được tình huống trên bằng cách giảm khả năng trữ nước và điện giải và tăng lượng nước hấp thu ở đường ruột. Ra mồ hôi sẽ dẫn tới mất nươc và điện giải và kết quả của việc mất cân bằng điện giải có thể nahr hưởng đến nhịp tim.
Sự gia tăng số ca chết chỉ xảy ra ở những nơi vốn dĩ đã rất nóng như Ấn độ và Pakisstan. Khi chạm tới ngưỡng 500C vượt quá khả năng cơ thể con người có thể giữ cho nhiệt độ trung tâm ở ngưỡng an toàn. Điều đáng nói là thời tiết càng ngày càng nóng hơn, kéo dài hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Chúng ta không thể sống cả đười trong nhà với điều hòa nhiệt độ được. Bên cạnh đó, những ngày nắng đỉnh điểm thế, điều hòa nhiệt độ cũng phải vật lộn với việc thải bớt 250C để làm mát không khí bên trong nhà.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.