Ngay cả khi nếu bà mẹ có một cân nặng khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ đầu tiên, việc tăng cân giữa các lần mang thai sẽ khiến họ đối mặt với việc gia tăng nguy cơ tử vong cho đứa con thứ hai.
Theo Hiệp Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), các chỉ số nhân trắc học của nhóm dân số thai phụ đã thay đổi một cách rõ rệt trong vòng ít nhất 10 năm trở lại đây, và ngày càng có nhiều phụ nữ thừa cân hoặc béo phì khi mang thai.
Điều này có thể ảnh hưởng tới cả sức khoẻ của bà mẹ lẫn con của họ; đã có rất nhiều mối liên quan giữa việc tăng cân quá mức trong thai kỳ và gia tăng cân nặng lúc sinh của trẻ đi kèm với việc khó giảm cân sau khi sinh. Ngược lại, cũng có nhiều mối liên hệ giữa việc tăng cân không đầy đủ và giảm cân nặng lúc sinh của trẻ, chính vì vậy mà tăng cân thích hợp trong thai kỳ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Theo Mayo Clinic, Minnesota, Hoa Kỳ, cân nặng mà một thai phụ có thể tăng trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Cân nặng gia tăng trong thai kỳ được khuyến cáo như sau:
Nhẹ cân (BMI nhỏ hơn 18,5): nên tăng 12,6 – 18 kg (28 – 40 lbs) trong thai kỳ.
Cân nặng bình thường (BMI 18,5 – 24,9): nên tăng 11,3 – 15,8 kg (25 – 35 lbs).
Thừa cân (BMI 25 – 29,9): nên tăng 6,8 – 11,3 kg (15 – 25 lbs).
Béo phì (BMI 30 hoặc hơn): nên tăng 4,9 – 9 kg (11 – 20 lbs).
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang song thai hoặc đa thai, họ sẽ cần tăng cân nhiều hơn.
Trong nghiên cứu mới nhất của mình, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Sổ khai sinh Y khoa Thuỵ Điển, đánh giá hơn 450.000 phụ nữ sinh con đầu và con thứ 2 trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2012.
Nhóm nghiên cứu phân tích nguy cơ thai chết lưu – được định nghĩa là thai chết từ tuần thứ 28 trở đi – và tử vong trẻ nhũ nhi – được định nghĩa là tử vong trong năm đầu tiên sau sinh – đồng thời so sánh chúng với một sự thay đổi về BMI của bà mẹ giữa 2 lần mang thai.
Các kết quả cho thấy những trẻ có mẹ tăng cân hơn 4 đơn vị BMI – tương đương với gần 10,8 kg (24 lbs) ở phụ nữ Thuỵ Điển với chiều cao trung bình – giữa 2 lần mang thai có nguy cơ tử vong trong 4 tuần lễ đầu tiên sau sinh hơn tới 50%, so với những trẻ có mẹ có một cân nặng ổn định hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết những kết quả này vẫn tiếp tục tồn tại ngay cả khi điều chỉnh các yếu tố khác như tuổi mẹ, trình độ học vấn và hút thuốc lá – tất cả những yếu tố này đều được biết tới làm ảnh hưởng tới nguy cơ thai chết lưu. Những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ nhũ nhi bao gồm các dị tật bẩm sinh, ngạt khi sinh, nhiễm trùng và hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi (Sudden infant death syndrome – SIDS).
Hơn thế nữa, những nguy cơ thai chết lưu tăng lên cùng với sự gia tăng cân nặng, ngay cả các bà mẹ có một BMI bình thường trong suốt thai kỳ đầu tiên cũng gia tăng nguy cơ tử vong nhũ nhi khi tăng trọng lượng cơ thể.
Cụ thể là, nguy cơ tử vong nhũ nhi gia tăng hơn 27% cho những phụ nữ tăng cân từ 5,9 đến 10,8 kg (13 – 24 lbs), và nguy cơ này tăng hơn đến 60% cho những bà mẹ tăng cân hơn 10,8 kg (24lbs), so với những bà mẹ có cân nặng ổn định. Dựa trên các kết quả của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng trên BMI ở phụ nữ có cân nặng khoẻ mạnh có thể biểu hiện cho sự gia tăng khối lượng mỡ nhiều hơn ở phụ nữ béo phì và do đó có thể đối diện với một nguy cơ cao hơn.
GS. Cnattingius phát biểu về các kết quả của mình như sau: “Điều này rõ ràng có liên quan mật thiết tới sức khoẻ cộng đồng. Gần 1/5 phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi tăng cân giữa các lần mang thai đủ để gia tăng nguy cơ thai chết lưu lên 30 – 50%, và khả năng sinh con có thể tử vong ở lứa tuổi nhũ nhi lên 27 – 60%, nếu họ có một cân nặng khoẻ mạnh trong thai kỳ đầu tiên”.
Đồng tác giả, GS. Eduardo Villamor, đến từ Đại học Michigan, Trường Sức khoẻ cộng đồng ở Ann Arbor, Hoa Kỳ, bổ sung thêm: “Tình trạng thừa cân và béo phì ở thai phụ đã đạt tới mức dịch. Hơn một nửa số phụ nữ ở Hoa Kỳ và 1 trong 3 phụ nữ ở Thuỵ Điển hoặc là thừa cân hoặc béo phì khi bắt đầu mang thai”. GS cho rằng các phát hiện của họ “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục phụ nữ duy trì một cân nặng khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ và giảm cân nặng dư thừa trước khi mang thai như là một cách để cải thiện tỉ lệ sống còn của trẻ nhũ nhi”.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.