1. Chính xác virút Zika là gì?
Virút Zika là căn bệnh lan truyền do muỗi gây bệnh sốt vàng Aedes aegypti và muỗi muỗi Aedes albopictus gây ra. Có thể nói ngắn hơn, virút Zika là căn bệnh đầu nhỏ, khiến trẻ sinh ra đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển đầy đủ dẫn khuyết tật trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. Virút Zika lần đầu tiên được phát hiện thấy ở loài khỉ Uganda năm 1947. Sau lan rộng đến Nam Thái Bình Dương và gây ra một đợt bùng phát trên đảo Yap ở Micronesia vào năm 2007. Dân số đảo này quá nhỏ để nghiên cứu nên các triệu chứng đã bị bỏ qua hoặc nhầm là bệnh cúm. Đầu năm 2015, Brazil đã xuất hiện ca bệnh Zika đầu tiên, sau đó virút lan nhanh sang một số quốc gia châu Mỹ và hiện đã có mặt tại 23 quốc gia châu Mỹ, 4.000 trường hợp đầu nhỏ được phát hiện thấy tại Brazil.
Những đứa trẻ mắc bệnh đầu nhỏ
2. Vì sao virút Zika lại gây tật đầu nhỏ?
Các nhà khoa học chưa chắc bệnh virút Zika có phải là thủ phạm gây tật đầu nhỏ hay không mà chỉ nghi ngờ ở mức cao. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về virút này, nhưng nó không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Đầu nhỏ thường không phát hiện thấy cho đến cuối “quý II” giai đầu thai kỳ. Nếu mắc bệnh, trẻ sinh ra thường có đầu dị thường, não phát triển không bình thường, dẫn đến khuyết tật về thể chất lẫn trí tuệ, vận động và ngôn ngữ. Khó ăn là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ khát sữa ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến viêm phổi gây tử vong hoặc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Virút Zika cũng liên quan đến hội chứng Guillain-Barre, hội chứng thần kinh có thể gây tê liệt.
3. Làm thế nào để biết mắc bệnh virút Zika?
Theo WHO, có tới 80% bị nhiễm bệnh không hề biết mình đang mang bệnh, đơn giản: virút Zika rất khó theo dõi. Các triệu chứng thường nhẹ, đi kèm sốt, đau khớp, phát ban, hoặc viêm kết mạc (mắt đỏ), nhức đầu và đau cơ. Các triệu chứng chỉ kéo dài trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng như trên cần đi khám ngay, nhất là trong bối cảnh dịch đang bùng phát.
Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus, thủ phạm gây bệnh virút Zika
4. Không đến vùng có dịch, liệu có mắc bệnh virút Zika?
Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) không có báo cáo cụ thể của các bang, nhưng đã có hơn 30 trường hợp nhiễm virút Zika trong nhóm người Mỹ, đến du lịch vùng có dịch virút Zika trở về. Các nhà khoa học còn phát hiện thấy tinh dịch cũng có thể mang virút Zika, nhưng bằng chứng lan truyền bệnh kiểu này rất hiếm.
5. Virút Zika có thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi?
Theo WHO, cho đến nay chưa có thuốc chủng ngừa hoặc điều trị bệnh virút Zika. Dự kiến trong năm 2016, sẽ có vắcxin đầu tiên cho căn bệnh mới lạ nói trên. Theo Laura Harrington, trưởng khoa Côn trùng, thuộc ĐH Cornell Mỹ, việc ra đời vắcxin sốt xuất huyết thương mại sẽ hỗ trợ rất nhiều, hạn chế bệnh sốt vàng, sốt Dengue và giảm thiểu bệnh virút Zika, trước khi vắcxin virút Zika chính thức được bào chế.
6. Phòng ngừa virút Zika đối với phụ nữ khi mang thai?
Theo khuyến cáo của CDC, phụ nữ cần tuân thủ nghiêm túc các quy định kiểm soát sinh đẻ, khi mang thai nên tránh đi du lịch tới các quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dịch Zika. Phụ nữ mang thai đã đi du lịch đến các vùng có dịch Zika trở về, trong vòng hai tuần cần phải xét nghiệm nhiễm virút Zika. Nếu dương tính nên siêu âm để kiểm tra kích thước đầu thai nhi hoặc kiểm tra hàm lượng lắng đọng canxi trong não, đây là hai tiêu chí thể hiện nguy cơ mắc bệnh đầu nhỏ. Ngoài ra, cũng nên xét nghiệm nước ối, hay thủ thuật chọc ối để xác nhận sự hiện diện virút Zika. Phụ nữ mang thai đi du lịch đến những nơi Zika bùng phát nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng cần siêu âm, xét nghiệm nước ối để kiểm soát những thay đổi về kích thước đầu của trẻ.
Phụ nữ mang thai không nên đến vùng đang có dịch virút Zika
Phụ nữ mang thai được xác định là có virút Zika cần được siêu âm 3 - 4 tuần/lần để theo dõi giải phẫu hoặc tăng trưởng của thai nhi. CDC khuyến cáo, những phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc, nhất thiết phải tư vấn bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, gây dị tật bẩm sinh. Trong khi chưa có phương pháp điều trị cho tật đầu nhỏ, việc phát hiện sớm có thể giúp phụ nữ giải quyết những điều không mong muốn, nhất là ngừng mang thai hoặc có những giải pháp chăm sóc tốt hơn. Một số quốc gia châu Mỹ như: Brazil, Ecuador, Colombia và El Salvador còn khuyến cáo phụ nữ tránh mang thai đến 2 năm sau khi hết dịch để tránh sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
7. Zika có thể trở thành mối đe dọa nếu thời tiết ấm lên?
WHO ước tính, có từ 3 - 4 triệu người trên khắp châu Mỹ sẽ bị nhiễm bệnh trong vòng một năm. 60% số người Mỹ sống tại các khu vực Zika có nguy cơ lây nhiễm trong thời gian mùa hè. Tuy nhiên, điều kiện sống tốt sẽ giảm nguy cơ lan truyền bệnh. Tại các nước nghèo, điều kiện sống thấp, cộng với vệ sinh kém, thời tiết nóng ẩm dễ làm cho bệnh lan truyền nhanh. Vì vậy, công tác phòng ngừa là rất quan trọng, như sử dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt côn trùng theo chỉ dẫn, mặc áo dài tay và quần dài, hoặc ngủ mắc màn để tránh muỗi đốt.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.